Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chính trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (tối thiểu 20 câu)

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.417
1
0
doan man
19/12/2018 19:38:36
câu 1.
Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926 - 27 tháng 11 năm 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000).
Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.Ông mất năm 2007 Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến p và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ . Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội.
* Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966)
* Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)
* Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998)
Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sỹ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sỹ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sỹ Huy Du) [3].
Một số trích đoạn nổi tiếng:
Bài Ngày về:
...
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...
Bài Đồng chí:
...
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
doan man
19/12/2018 19:39:56
câu 2.
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.
Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .
Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …
Với truyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu
1
0
Vân Cốc
19/12/2018 19:40:02
Phần II
Câu 2:
Cảm nhận của em về Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huốn gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khi tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa , đã để lại trong long người đọc một niềm sung sướng, thú vị. Vì thế có ý kiến cho rằng :
“Đọc truyện’’ Lặng lẽ Sapa “của nguyễn thành Long tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích và thú vị :Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Chung quanh ta có biết bao nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục,kính yêu.
Truyện lặng lẽ Sapa “gần như không cốt truyện . Một an h thanh niên làm công tác khi tượng kiêm vật lí địa cầu và sống đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn trăm mét. Công viêc của anh bình thường nhưng vô cùng quan trọng góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ với anh đã làm nổi bật mẫu người lí tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến.
Cuộc đời của amh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ đo xét trong truyện thât đẹp và đáng yêu.
-Anh thanh niên còn rất trẻ vậy mà chấp nhận một cuộc sống lẽ loi cô độc trên đỉnh núi cao quanh năm chỉ làm bạn với cỏ cây, mây mù SaPa. Anh biết tự tạo cho mình có một có môt cuộc bình thường:Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. Mặt dù ở môt nơi quanh năm vắng bóng người nhưng vẫn làm tròn nhiệm vụ một cách hoàn hảo, bởi vì anh có tinh thần trách nhiệm, ý thứcv ai thò của người thanh niên đối với đất nước, với con người.
-Ông kĩ sư vườn rau SaPa với công việc lặng thầm tưởng như bình thường nhưng lại có sức đóng góp cao: Thụ phấn nhân tạo cho su hào được to hơn, ngọt hơn để phục vụ cho đời sống con người.
-Người cán bộ khoa học nghiên cứu xét đã 11 năm ròng chờ xét để hoàn thành bản đồ xét hầu tìm tai nghuyên cho đất nước.
Đó là những con người sống làm việc, cống hiến hết sức mình cho đời, cho nhân dân. Đúng như Nguyễn Thành Long đã nhận định: Trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đén chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Trong cuộc sống hôm nay,giữa thời kỳ kinh tế thị trường, những mẫu người lý tưởng ấy thật hiếm. Nếu như ai cũng biết suy nghĩ và làm việc như vậy thì đáng quý biết bao.
Hình ảnh những con người ở Sa Pa thật đáng để mọi người dang bon chen giành giật, vun vén cho quyền lợi cá nhân mình đều suy nghĩ.
Những con người ấy đã tạo thành cái thế giởi của con người miệt mài lao động trong lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
1
1
Vân Cốc
19/12/2018 19:44:15
Phần II
Câu 1: Tác giả Chính Hữu (1926 – 2007) tên khai sinh Trần Đình Đắc, quê Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ – chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ. Sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh. Tác phẩm chính’. Đầu súng trăng treo (1966), thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988),… Thơ ông viết không nhiều nhưng giản dị và chân thật. Có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưỏng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
1
0
Vân Cốc
19/12/2018 19:46:03
Câu 7:
A
Câu 8:
B

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo