Giương buồm trong gió chơi vơi
Khách có kẻ trong Bạch Đằng giang phú là nhân vật trữ tình, không ai khác mà đó chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật khách không mấy xa lạ. Ngọc tỉnh liên phú (Bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (? – 1346) cũng có nhân vật khách.
… Khách có kẻ: Nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng ; Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung … Khách ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tâm lòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.
Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu, cho thấy khách là một tao nhân với bầu rượu túi thơ chơi vơi theo cách buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi niềm sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngoạn thăm thú mọi cảnh đẹp xa, gần. Đêm thì chơi trăng mải miết, ngày thì sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông; ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thối giang hồ của minh:
Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết.
Các địa danh xa lạ ấy, không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và tráng chí bốn phương mới có thể giương buồm… lướt bể đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà khách đã chứa vài trăm trong dạ, đã thăm thú nhiều lần, đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn tha thiết với bốn phương trời. Một lối nói khoa trương và ẩn dụ tạo nên câu văn đẹp thể hiện một tâm hồn đẹp:
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn thiết tha thiết.
Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ nhàn làm trọng, gián tiếp phủ định danh lợi tầm thường.
2. Qua cửa Đại Thanh… đến sông Bạch Đằng…
Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui của nhà thơ khi đến sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa học Tử Trường đi về phía Đông Bắc Buông chèo cho thoả chí tiêu diêu. Người xưa nói: Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử kí bất hủ, nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem như là du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo.
3. Bát ngát sóng kình muôn dặm
Bạch Đằng giang phú – con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc. Cuối thu (ba thu) nước trời một màu xanh bao la: Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi chỉ một màu. Nước trời: một sắc – Phong cảnh ba thu. Câu vẫn tả thực, mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài Đằng Vương các: Thu thuỷ cộng trường thiến nhất sắc. (Sông thu cùng với trời xa một màu). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288 – 1356) viết: Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối. Lầm tưởng rằng máu người chết trận vẫn chưa khô (Bặch Đàng giang – dịch nghĩa) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:
Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chim giáo gãy
Gò đầy xương khô.
Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu, hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xường cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỉ sau, Ức Trai cũng viết: Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – giáo chìm gươm gãy bãi giăng giăng (Cửa biển Bạch Đàng).
Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng bằng những nét, màu sắc gợi cảm. Những ẩn dụ và liên tưởng nói về dòng sông lịch sử được diễn tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng (1288), nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:
Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
Một tâm trạng: buồn, thương, tiếc, một cảm xúc đứng lặng giờ lâu của khách đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương vá biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông và sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung uống nước nhớ nguồn.
4. Mà nhục quân thù không rửa nỗi
Các bô lão – nhân vật mới xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả nhà thơ chuyển sang tự sự; ngôn ngữ sống động biến hoá hẳn lên. Cảm hứng lịch sử mang âm hưởng anh hùng ca. Khách và bô lão ngắm dòng sông, con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng của tổ tiên.
Đây là chiến địa buổi Trùng hưng nhị thắng bắt Ô Mã,
Củng là bãi đất xưa thửa trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.
Sau và trước, gần và xa, ta và giặc, người chiến thắng và kẻ thảm bại được đặt trong thế tương phản đối lập đã khắc sâu và tô đậm niềm tự hào sông núi. Đằng giang tự cổ huyết do hồng vì nó là mồ chôn lũ xâm lược phương Bắc.
Năm 938, Ngô Quyền dùng kì mưu đại phá quân Nam Hán:
Bạch Đàng một trận giao phong,
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu.
Năm 1288, Trần Quốc Tuấn mở một trận quyết chiến – chiến lược bắt sông ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn giặc Nguyên – Mông:
Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông.
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Trở lại bài phú: Đương khi ấy… đó là ngày 9 tháng 4 năm 1288, trận thuỷ chiến đã diễn ra ác liệt trên sông Bạch Đằng. Dờng sông nổi sóng với muôn đội thuyền bè. Cảnh tượng chiến trường vô cùng tráng liệt: Tinh kì phấp phới – Tỳ hổ ba quân – Giáo gươm sáng chói. Các dũng sĩ nhà Trần với quyết tâm Sát Thát, với dũng khí mạnh như hổ báo xung trận. Chiến sự dữ dội ác liệt, giằng co: Trận đánh thư hùng chửa phân – Chiến lũy Bắc Nam chống đối. Khói lửa mù trời. Tiếng gươm giáo, tiếng quân reo, tiếng sóng vỗ. Ngựa hí voi gầm. Thuyền chiến giặc bị đốt cháy, bị va vào cọc gỗ bị sắt nhọn vỡ, đắm tan tành. Máu giặc nhuộm đỏ dòng sông. Trận đánh kinh thiên động địa được tái hiện bằng những nét vẽ, những chi tiết phóng bút, khoa trương rất thần tình. Âm thanh và màu sắc, trực cảm và tưởng tượng được tác giả phối hợp vận dụng, góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi:
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đồi.
Đại Việt sử kí ghi rõ: Các tướng giặc như Ồ Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ… đều bị bắt sống, hàng vạn giặc bị tiêu diệt. Quân ta thu được hơn 400 chiến thuyền. Giặc đã lần lượt nếm mùi thất bại, nhục nhã. Dòng sông Bạch Đằng như một chứng nhân lịch sử.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng của tổ tiên mang tầm vóc và qui mô hoành tráng, kì vĩ. Cũng như trận Xích Bích, trận Hợp Phì quân Tào Tháo tan tác tro bay… quân Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi, trận Bạch Đằng giang đã đập tan âm mưu bàng trước xâm lược của Lưu Cung, của Tất Liệt: Trời củng chiều người – Hung đồ hết lối. Hung đồ là một cách nói khinh bỉ đối với lũ giặc phương Bắc.