Câu 4:
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân vận động; bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.
Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.
Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Ví dụ:
+ Quả tim đập để duy trì sự sống cho con người.
+ Chiếc đồng chạy là chiếc đồng hồ sống, không chạy là đồng hồ chết.
+ Để đi được thì chiếc xe máy phải nổ, động cơ phải hoạt động.
+ Máu lưu chuyển trong cơ thể con người.
+ Rễ cây tự hút nước để đảm bảo sự sống.