Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai


3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.647
4
0
Dương Anh Anh
04/01/2019 13:11:19
Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
Câu 2. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ không được quá bao nhiêu km/h?
C. 40 km/h.
Câu 3. Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
B. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
Câu 4. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
Câu 5. Trong các phương án dưới đây, khái niệm “xe đạp điện” được hiểu như thế nào là đúng?
C. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
Câu 6. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên bị phạt bao nhiêu tiền?
D. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Câu 7. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ …..trong nội dung sau đây
Để bảo đảm an toàn khi đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt mà không có tín hiệu đèn, rào chắn và tín hiệu thông báo, người tham gia đường bộ phải (1)……. cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có (2) ……. đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải (3)…….. và giữ khoảng cách tối thiểu (4)……… tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
B. (1) quan sát – (2) phương tiện đường sắt – (3) dừng lại – (4) 5 mét.
Câu 8 . Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa?
B. Biển 2
Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?
A. Biển 1
Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
B. Xe quân sự, xe công an, xe con + xe mô tô.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Dương Anh Anh
04/01/2019 13:12:24
phần 2
Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết.Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?
Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:
Tính pháp lý khi tham gia giao thông
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.
Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.
Ý kiến góp ý:
Để thực hiện mục tiêu “ An toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và PHHS trong toàn trường, hãy thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững trật tự ATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động thực hiện nếp sống văn minh, góp phần giảm thiểu TNGT, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường.
1. Nội dung giáo dục ATGT theo 5 chủ đề đã được hướng dẫn chi tiết trong cuốn tài liệu “ Chương trình và nội dung tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ” dành cho học sinh. Hiện nay dự án đã trang bị tài liệu cho 100% học sinh của trường. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng đọc, nắm bắt kịp thời các thông tin tuyên truyền của dự án để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục ATGT cho con em mình. Chú ý đến nội dung “ Phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm”.
2. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh kí cam kết ATGT, thực hiện nghiêm túc các nội dung của bản cam kết. Và coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo ATGT cho chính mình và toàn xã hội. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng kí cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các chủ đề về ATGT đã nêu trong Bản cam kết.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu học sinh có những vi phạm về quy tắc giao giao thông đường bộ, đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cần thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm được biết để kịp thời phối hợp giáo dục.
4. Trong chương trình giáo dục ngoại khóa về ATGT, mỗi năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi với nội dung “ Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “ An toàn giao thông học đường”, “ An toàn giao thông cho bạn, cho tôi”…. đề nghị các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường tổ chức đạt hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Để hưởng ứng một cách có hiệu quả, tôi kêu gọi các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên cùng các em học sinh hãy thực hiện tốt khẩu hiệu “Ba có, bốn không” như sau:
Đề xuất Khẩu hiệu “Ba có”:
1. Có hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường; Chỉ qua đường ở những nơi có tín hiệu vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
2. Có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
3. Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.
Đưa ra Khẩu hiệu “Bốn không”:
1. Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định.
2. Không lấn chiếm: Lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT.
3. Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra TNGT.
4. Không để xảy ra TNGT khi tham gia giao thông.
2
0
Banana
08/01/2019 09:28:44
Câu 1.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
Câu 2.
C. 40 km/h.
Câu 3.
B. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
Câu 4.
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
Câu 5.
C. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
Câu 6.
D. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Câu 7.
B. (1) quan sát – (2) phương tiện đường sắt – (3) dừng lại – (4) 5 mét.
Câu 8 .
B. Biển 2
Câu 9.
A. Biển 1
Câu 10.
B. Xe quân sự, xe công an, xe con + xe mô tô.
Phần 2
Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết.Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?
Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:
Tính pháp lý khi tham gia giao thông
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×