Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm của cỏ non (phương thảo). Đó là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cả chân trời, mặt đất đều“một màu xanh xanh” (liên thiên bích). Đó còn là đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài bông hoa (sổ điểm hoa). Cảnh đẹp mà dường như tĩnh tại.
Hai câu thơ trong “Truyện Kiều”: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm một vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Trong câu thơ của Nguyễn Du, chữ “trắng” trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Mùa xuân của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi,giàu sức sống (cỏ non); khoáng đạt,trong trẻo (xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |