Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

''Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta... không bao giờ ta yêu thương (...) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mắt. Theo em nhân vật ông giáo có vai trò gi trong tác phẩm ''Lão Hạc''

''Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta... không bao h ta yêu thương (...) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mắt.
a. theo e nhân vật ông giáo co vai trò j trong tác phẩm ''tắt đèn''
b. Tại sao ông giáo lại có suy nghĩ đó.
c. Từ đó e rút ra  cho mình bài học j về cách nhìn nhận con người
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.913
8
8
nguyễn văn A
26/09/2017 20:40:04
Có những tác phẩm đọc xong , ta quên ngay, nhưng cũng cỏ những tác phẩm đọc xong, ta bồi hồi xao xuyến như vừa chia biệt một người thân, vừa mất mát một tài sản vô giá, vừa hận lại vừa muốn khóc!! Đó là tâm trạng tôi khi đọc xong " Lão Hạc" của Nam Cao. Lão Hạc đã chết, và bao nhiêu lão Hạc đã chết ? Tôi nào biết, nhưng tôi mãi nhớ Nam Cao và Lão Hạc của Nam Cao!
Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao với tác phẩm "Lão Hạc? của ông đã đưa ra nhiều ý kiến nhìn nhận về lão Hạc để rồi cuối cùng khéo léo đưa ra quan điếm vê cách nhìn nhận đánh giá con người, đồng thời đó cũng là quan đìểm sáng tạo của ông. "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở...". Bằng ngòi bút linh hoạt xuất sắc, cả tác phẩm "Lão Hạc" của ông đâ toát lên quan điểm đó một cách thầm kín mà sâu xa.

Ở bản thân lão Hạc, cái hình thức bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão. Chính vì vậy, để đạt được một hình ảnh lão Hạc có sức thuyết phục lớn như ngày nay chắc chắn Nam Cao phải có sự đồng cảm sâu sắc với quần chúng lao khổ.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều nhìn nhận lão Hạc với một quan điểm riêng. Vợ ông giáo nhìn nhận lão Hạc chỉ từ một hướng. Khỉ ông giáo nói chuyện về lão Hạc, thị gạt phắt đi "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ".

Vợ ông giáo hiểu một cách nông cạn về lão Hạc quá! Thị đâu biết rằng, lão để dành tiền lại là để khỏi liên lụy đến hàng xóm sau này khi làm ma cho lão. Bởi lão biết rằng, những người láng giềng cũng nghèo như lão mà thôi. Lão là một con người sống biết lo xa, sống hôm nay mà đã nghĩ ngày mai. Vậy mà vợ ông giáo đã hiểu lão Hạc một cách lầm lẫn, ông giáo rât buồn, nhưng ông không trách vợ "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ". Rất cụ thể, Nam Cao đưa ra dẫn chứng: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?" Đúng vậy, đau chân còn có lúc đỡ, lúc khỏi, chứ cái nghèo đói nó cứ bám riết lấy con người ta. Và ắt hẳn vợ ông giáo "chằng còn nghĩ gì đến ai được nữa; người ta xuất phát vốn là một người tốt - vợ ông giáo cũng vậy nhưng "cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Thế đấy, một con người như thế thì làm sao hiểu nổi người khác, nhất là một người phức tạp như lão Hạc.

Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh Tư xuất phát cũng là một người nông dân. Nhưng không chịu nổỉ cuộc sống lương thiện để rồi suốt đời nghèo khổ, Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đả "vốn không ưa lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao cũng đã để cho một con người Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm bộ đấyỊ Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó". Qua câu nói đầy ẩn ý của Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau", Bỉnh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình thức bên ngoài.

Xuyên suốt câu chuyện lả cả một quá trình tìm hiểu lão Hạc của ông giáo. Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nông dân nói chung.

Ông giáo, nhân vật "tôi" chính là người kể chuyện có những nét rất gần gũi với Nam Cao. Tuy "tôi" không hoàn toàn đồng nhất với Nam Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ông giáo cũng phải có cả một quá trình khám phá để nhận biết lão Hạc. Lúc đầu, ông cho lão Hạc là một con người lẩm cẩm, nói đi nói lại mỗi chuyện con chó và "trong lòng tôi rất dửng dưng". Con chó mà lão thường nhắc đến với một tình cảm hiếm có thì ông giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi", về sau qua câu chuyện lão Hạc kể, ông giáo cũng đã hiểu thêm phần nào lão Hạc: "Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão". Thế rồi dần dần, sau khi Lão Hạc bán con chó, ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn. Nhìn bộ mặt "cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước" của lão Hạc, ông giáo đã "muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và "tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại nữa với lão Hạc thì ông giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự giúp đỡ đều vô ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần". Đúng vào lúc đó thì cái tin thì thầm của Binh Tư: "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa, nếu trúng lão với tôi uống rượu" đủ khiến ông giáo cũng phải lầm tưởng: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?. Và ông đã phải thốt lên răng: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"...

Nhưng ngay sau đó, trước cái chết của lão Hạc, quan điểm của ông giáo đã khác hẳn: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao lão Hạc lại phải chọn cái chết tàn khốc như vậy — một cái chết sáng tỏ nhân cách cao thượng, lão đã chọn một cái chết cũng vật vã và thương đau như cuộc đời lão, "chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có hai người hiểu "Nhưng nói ra làm gì nữa. Vậy thì cuộc đời này vẫn chẳng đáng buồn làm sao. Bởi sao những ngưởi như lão Hạc không được sống hạnh phúc. Tuổi lão Hạc lẽ ra giờ đây phải được quây quần quanh con cháu hưởng thụ phần cuối của cuộc đời. Vậy mà... lão Hạc ơi, cùng với các nhân vật trong truyện, bây giờ người đọc mới thực sự hiểu nổi lão. Con người lão phức tạp quá! Nhìn hình thức bên ngoài, ta không thể hiểu bản chất bên trong của lão rằng: lão đang nghĩ gì, lão sẽ làm ai? Cũng đã có những người hiểu về lão Hạc một cách nông cạn như thế nhưng đều bởi vì họ có "một cái chân đau. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao. Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp; mỗi nhân vật trong "Lão Hạc? nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và không phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lòng của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết "vinh" – chết như lão đã từng sống.

Những người nông dân trong trang viết của Nam Cao cũng rất đa dạng, tốt có xấu có. Có những người sống vì người khác không màng danh lợi cho riêng mình như ông giáo. Nhưng cũng có những người vì khổ quá nên "chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa", sống ích kỉ, sống cho riêng mình như vợ ông giáo. Và có cả những người giữa cảnh tranh tối tranh sáng của sã hội đương thời đã phải từ bỏ cái gốc người nông dân, quay mặt với cái thiện như Binh Tư.

"Cái chết dữ dội như con chó dại ấy là cái chết của con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truyện nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết Chí Phèo…" Cô giáo Hoàng Thị Phương đã nói thế! Nhưng người viết bài này lại khóc cho Lão Hạc của Nam Cao, muốn làm văn tế lão Hạc và thương tiếc, xót xa cho bao nhiêu người cha Việt Nam mãi mãi!

Thế đấy, cuộc sống xã hội này phức tạp lắm thay. Và để sống giữa một xã hội như thế, ta không thể không "cố mà tìm hiểu những người ở quanh ta". Trải qua thời gian nhưng cùng với tác phẩm "Lão Hạc" của mình, quan điểm của Nam Cao đã trở thành bất hủ, và hình tượng Lão Hạc vẫn còn mãi trong văn học Việt Nam. Tôi ước gì lão Hạc đã được đi cấp cứu, trở về ngôi vườn, ăn cháo của ông bà giáo và đón trai mình trở về nhà!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
7
NoName.98547
26/10/2017 21:45:31
Đề bài: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương. " (Nam Cao - Lão Hạc). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.

Bài làm

Có những tác phẩm đọc xong , ta quên ngay, nhưng cũng có những tác phẩm đọc xong, ta bồi hồi xao xuyến như vừa chia biệt một người thân, vừa mất mát một tài sản vô giá, vừa hận lại vừa muốn khóc!! Đó là tâm trạng tôi khi đọc xong " Lão Hạc" của Nam Cao. Lão Hạc đã chết, và bao nhiêu lão Hạc đã chết ? Tôi nào biết, nhưng tôi mãi nhớ Nam Cao và Lão Hạc của Nam Cao!
Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao với tác phẩm "Lão Hạc? của ông đã đưa ra nhiều ý kiến nhìn nhận về lão Hạc để rồi cuối cùng khéo léo đưa ra quan điếm vê cách nhìn nhận đánh giá con người, đồng thời đó cũng là quan đìểm sáng tạo của ông. "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở...". Bằng ngòi bút linh hoạt xuất sắc, cả tác phẩm "Lão Hạc" của ông đâ toát lên quan điểm đó một cách thầm kín mà sâu xa.
Ở bản thân lão Hạc, cái hình thức bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão. Chính vì vậy, để đạt được một hình ảnh lão Hạc có sức thuyết phục lớn như ngày nay chắc chắn Nam Cao phải có sự đồng cảm sâu sắc với quần chúng lao khổ.
Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều nhìn nhận lão Hạc với một quan điểm riêng. Vợ ông giáo nhìn nhận lão Hạc chỉ từ một hướng. Khỉ ông giáo nói chuyện về lão Hạc, thị gạt phắt đi "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ".
Vợ ông giáo hiểu một cách nông cạn về lão Hạc quá! Thị đâu biết rằng, lão để dành tiền lại là để khỏi liên lụy đến hàng xóm sau này khi làm ma cho lão. Bởi lão biết rằng, những người láng giềng cũng nghèo như lão mà thôi. Lão là một con người sống biết lo xa, sống hôm nay mà đã nghĩ ngày mai. Vậy mà vợ ông giáo đã hiểu lão Hạc một cách lầm lẫn, ông giáo rât buồn, nhưng ông không trách vợ "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ". Rất cụ thể, Nam Cao đưa ra dẫn chứng: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?" Đúng vậy, đau chân còn có lúc đỡ, lúc khỏi, chứ cái nghèo đói nó cứ bám riết lấy con người ta. Và ắt hẳn vợ ông giáo "chằng còn nghĩ gì đến ai được nữa; người ta xuất phát vốn là một người tốt - vợ ông giáo cũng vậy nhưng "cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Thế đấy, một con người như thế thì làm sao hiểu nổi người khác, nhất là một người phức tạp như lão Hạc.

Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh Tư xuất phát cũng là một người nông dân. Nhưng không chịu nổỉ cuộc sống lương thiện để rồi suốt đời nghèo khổ, Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đả "vốn không ưa lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao cũng đã để cho một con người Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm bộ đấyỊ Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó". Qua câu nói đầy ẩn ý của Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau", Bỉnh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình thức bên ngoài.
Xuyên suốt câu chuyện lả cả một quá trình tìm hiểu lão Hạc của ông giáo. Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nông dân nói chung.

Ông giáo, nhân vật "tôi" chính là người kể chuyện có những nét rất gần gũi với Nam Cao. Tuy "tôi" không hoàn toàn đồng nhất với Nam Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ông giáo cũng phải có cả một quá trình khám phá để nhận biết lão Hạc. Lúc đầu, ông cho lão Hạc là một con người lẩm cẩm, nói đi nói lại mỗi chuyện con chó và "trong lòng tôi rất dửng dưng". Con chó mà lão thường nhắc đến với một tình cảm hiếm có thì ông giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi", về sau qua câu chuyện lão Hạc kể, ông giáo cũng đã hiểu thêm phần nào lão Hạc: "Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão". Thế rồi dần dần, sau khi Lão Hạc bán con chó, ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn. Nhìn bộ mặt "cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước" của lão Hạc, ông giáo đã "muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và "tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại nữa với lão Hạc thì ông giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự giúp đỡ đều vô ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần". Đúng vào lúc đó thì cái tin thì thầm của Binh Tư: "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa, nếu trúng lão với tôi uống rượu" đủ khiến ông giáo cũng phải lầm tưởng: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?. Và ông đã phải thốt lên răng: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"...

Nhưng ngay sau đó, trước cái chết của lão Hạc, quan điểm của ông giáo đã khác hẳn: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao lão Hạc lại phải chọn cái chết tàn khốc như vậy — một cái chết sáng tỏ nhân cách cao thượng, lão đã chọn một cái chết cũng vật vã và thương đau như cuộc đời lão, "chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có hai người hiểu "Nhưng nói ra làm gì nữa. Vậy thì cuộc đời này vẫn chẳng đáng buồn làm sao. Bởi sao những ngưởi như lão Hạc không được sống hạnh phúc. Tuổi lão Hạc lẽ ra giờ đây phải được quây quần quanh con cháu hưởng thụ phần cuối của cuộc đời. Vậy mà... lão Hạc ơi, cùng với các nhân vật trong truyện, bây giờ người đọc mới thực sự hiểu nổi lão. Con người lão phức tạp quá! Nhìn hình thức bên ngoài, ta không thể hiểu bản chất bên trong của lão rằng: lão đang nghĩ gì, lão sẽ làm ai? Cũng đã có những người hiểu về lão Hạc một cách nông cạn như thế nhưng đều bởi vì họ có "một cái chân đau. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao. Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp; mỗi nhân vật trong "Lão Hạc? nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và không phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lòng của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết "vinh" – chết như lão đã từng sống.

Những người nông dân trong trang viết của Nam Cao cũng rất đa dạng, tốt có xấu có. Có những người sống vì người khác không màng danh lợi cho riêng mình như ông giáo. Nhưng cũng có những người vì khổ quá nên "chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa", sống ích kỉ, sống cho riêng mình như vợ ông giáo. Và có cả những người giữa cảnh tranh tối tranh sáng của sã hội đương thời đã phải từ bỏ cái gốc người nông dân, quay mặt với cái thiện như Binh Tư.

"Cái chết dữ dội như con chó dại ấy là cái chết của con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truyện nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết Chí Phèo…" Cô giáo Hoàng Thị Phương đã nói thế! Nhưng người viết bài này lại khóc cho Lão Hạc của Nam Cao, muốn làm văn tế lão Hạc và thương tiếc, xót xa cho bao nhiêu người cha Việt Nam mãi mãi!
Thế đấy, cuộc sống xã hội này phức tạp lắm thay. Và để sống giữa một xã hội như thế, ta không thể không "cố mà tìm hiểu những người ở quanh ta". Trải qua thời gian nhưng cùng với tác phẩm "Lão Hạc" của mình, quan điểm của Nam Cao đã trở thành bất hủ, và hình tượng Lão Hạc vẫn còn mãi trong văn học Việt Nam. Tôi ước gì lão Hạc đã được đi cấp cứu, trở về ngôi vườn, ăn cháo của ông bà giáo và đón trai mình trở về nhà!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×