-Chế biến sản phẩm trồng trọt
+ Xay xát: phân bố chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Hai đồng bằng này là nơi trồng lương thực (lúa, ngô) chủ yếu ở nước ta.
+ Đường mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, gắn với nguồn nguyên liệu mía tại các nơi này.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của nước ta.
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu (Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta, Đông Nam Bộ cũng là nơi trồng khá nhiều cà phê).
+ Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ nên phân bố tập trung ở các đô thị lớn.
-Chế biến sản phẩm chăn nuôi
+ Sữa và sản phẩm từ sữa: tập trung ở đô thị lớn nơi có thị trường tiêu thụ lớn và các địa phương chăn nuôi bò.
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi có thị trường tiêu thụ lớn.
-Chế biến thủy, hải sản
+ Nước mắm: nổi tiếng là địa danh Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). Đây là các tỉnh ven biển có sản lượng khai thác cá lớn và có truyền thống sản xuất nước mắm từ lâu đời.
+ Tôm, cá: Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước nên công nghiệp chế biến tôm cá (đóng hộp, đông lạnh) tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.