- Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thần (“vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời… vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn”) thể hiện giọng hào hứng, vui thích.
- Đoạn tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết, mò xuống xem lại thấy em đang ngồi bên lò sưởi ăn bánh… cần thể hiện sự kinh ngạc.
- Đoạn Mã Lương làm trái ý nhà vua (vẽ cóc, vẽ gà trụi lông…) kể làm sao diễn tả được sự bất ngờ, khoái trá.
- Khi Mã Lương trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam cần thể hiện được sự đắc chí, hả hê.
Có hai đoạn đối thoại. Đoạn đầu là khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thần, đoạn sau trong chi tiết Mã Lương vẽ thuyền rồng cho vua và triều thần ra khơi xem cá.
- Trong đoạn đầu cần thể hiện được niềm sung sướng của Mã Lương khi có được cây bút em hằng mơ ước.
- Đoạn sau cần theo sát tâm trạng của tên vua, từ ngạc nhiên (“Biển này sao không có cá nhỉ?”) đến sốt ruột thúc giục (“Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”), cuối cùng là hoảng sợ cuống cuồng (“Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa”)