Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.062
1
0
Len
25/12/2017 19:52:05
Về đối ngoại, sau chiến tranh Nhật Bản là một nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật đã được gia hạn vào các năm 1960- 1970 và được nâng cấp vào những năm 1996- 1997. Nhờ đó, trong thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ dành 1 % tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tế (trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 - 5%, thậm chí có nước lên tới 20%).
Từ nhiều thập niên qua, các giới cầm quyền Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
N. V. H 8b
25/12/2017 19:53:48
Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Nhật Bản được bắt đầu với Học thuyết Yoshida theo đó Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ để phòng thủ đất nước và tập trung sức phát triển kinh tế.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn thập kỷ 60 được đặc trưng bởi chính sách ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi kịp và vượt các nước phát triển khác. Mục tiêu này đã đạt được vào cuối những năm 60 khi Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Đầu thập kỷ 70, tình hình quốc tế có những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy Nhật bản đóng một vai trò quốc tế quan trọng hơn. Trong bối cảnh đó, học thuyết Fukuda ra đời năm 1977 đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật, trước hết là đối với khu vực Đông Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 80 tiếp tục mang tính chủ động hơn, nhất là dưới thời kỳ Thủ tướng Nakasone nắm quyền. Từ năm 1985, với việc nâng giá đồng yên, Nhật bản tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong khu vực châu A’ với mô hình đàn sếu bay với ý đồ trở thành đầu tầu cho sự phát triển kinh tế ở đây.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi việc củng cố quan hệ với Mỹ qua việc ký Tuyên bố chung về “An ninh Nhật-Mỹ trong thế kỷ 21” năm 1996 và đưa ra Phương châm phòng thủ mới Nhật-Mỹ vào năm 1997.
Bước vào thế kỷ 21, với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh chống khủng bố và tình hình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật Bản tiếp tục chính sách ủng hộ mạnh mẽ Mỹ và tăng cường khả năng tự vệ của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×