Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho 39,09g hỗn hợp X gồm K2CO3, KCl, KHCO3 tác dụng với V ml dung dịch HCl dư 10,52% (D = 1,05 g/ml) được dung dịch Y và 6,72 lít CO2 (dktc). Chia Y thành 2 phần bằng nhau

Bài 1: Cho 39,09g hỗn hợp x gồm K2CO3, KCl, KHCO3 tác dụng với V ml dung dịch HCl dư 10,52% ( D= 1,05 g/ml) được dung dịch Y và 6,72lít CO2 (dktc) . Chia Y thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 : trung hòa bằng NaOH cần 250ml 0,4M . Phần 2: Tác dụng với AgNO3 dư thu được 51,66g kết tủa. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu, tìm V.
Bài 2: A là 1 hỗn hợp gồm Ba ,Mg, Al.
- Lấy m gam A cho vào nước thấy thoát ra 6,94 lít H2
- Lấy m gam A cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 ở đktc
- Lấy m gam A hòa tan bằng dung dịch HCl thu được 9,184 lít H2 ở đktc
Tính m
Bài 3: Khi cho x gam Fe vào 400 ml dung dịch HCl kết thúc phản ứng cô cạn dung dịch được 6,2g chất rắn A. Nếu cho hỗn hợp gồm a gam Fe và b gam Mg vào 400 ml dung dịch HCl , kết thúc phản ứng thu được 896 ml H2. Cô cạn dung dịch được 6,68 gam chất rắn Y. tính a, b, nồng độ mol HCl
Làm ơn giúp em với ạ. em cảm ơn 
7 trả lời
Hỏi chi tiết
7.378
14
2
Huyền Thu
23/09/2017 21:10:39
Bài 1:
K2CO3 + 2HCl ---------------> 2KCl +CO2 + H2O 
KCl 
KHCO3 +HCl ---> KCl + CO2 + H2O 
HCl dư + NaOH -------> NaCl + H2O 
0.1<--0.25*0.4=0.1 
=> nHCl dư trước khi chia = 0.1*2=0.2 mol 
Gọi x, y, z là số mol K2CO3, KCl, KHCO3 
=> 138x+74.5y+100z=39.09 (1) 
Lại có: x+z=0.3 = nCO2 (2) 
Dung dịch Y gồm HCl dư, KCl 
nAgCl=51.66/143.5 = 0.36 mol 
HCl + AgNO3 ----> AgCl + HNO3 
0.1------------------------>0.1 
KCl + AgNO3 -----> AgCl + KNO3 
0.26<--------------------(0.36-0.1) 
nKCl của dung dịch Y = 0.26*2=0.52 mol 
=> 2x+y+z=0.52 (3) 
giải (1), (2), (3) => x=0.2, y=0.02, z=0.1 
mK2CO3=0.2*138=27.6 gam 
mKCl = 0.02*74.5=1.49 gam 
mKHCO3 = 0.1*100=10 gam 
nHCl phản ứng = 2x+z = 0.2*2+0.1 = 0.5 mol 
nHCl ban đầu = 0.5+2nHCl dư ở phần 1 = 0.5+2*0.1=0.7 mol 
mHCl = 0.7*36.5=25.55 gam 
mdd HCl = 25.55*100/10.52=242.87 gam 
Vdd HCl = 242.87/1.05 = 231 ml

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Huyền Thu
23/09/2017 21:11:48
Bài 2:
pứ với H2O tạo khí chỉ có Ba, Al
Ba+2H2O-->Ba(OH)2+H2 (1)
x_________________x
2Al+6H2O-->2Al(OH)3+3H2 (2)
z___________________1,5z
nH2=0,31mol
pư với xút dư tạo khí chỉ có Al
2Al+2H2O+2NaOH-->2NaAlO2+3H2 (3)
z_________________________1,5z
nH2=0,3mol-->nAl=0,2mol
khi pứ với HCl tất cả đều pứ
nH2=0,41mol
Ba+2HCl-->BaCl2+H2 (4)
x_______________x
Mg+2HCl-->MgCl2+H2 (5)
y_______________y
2Al+6HCl-->2AlCl3+3H2 (6)
z________________1,5z
từ (1) và (2) ta có x+1,5z=0,31
từ (3) 1,5z=0,3
từ (4) (5) (6) x+y+1,5z=0,41
giải ra x=0,01, y=0,1, z=0,2
m=mBa+mMg+mAl=9,17g
3
1
Huyền Thu
23/09/2017 21:13:05
Bài 3:
Fe + 2 HCl --> FeCl2 + H2
Mg + 2 HCl --> MgCl2 + H2
n H2 = 0.04 mol suy ra n HCl = 0.08 mol m Cl =0.08 nhân 35.5 =2.84 gam
suy ra a + b =6.68 - 2.84 =3.84 gam
TH1: thí nghiêm 1 Fe hết
Mặt khác a + a:56 * 71 = 6.2 
a = 2.73 ( làm tròn)
b =1.11
TH2: thí nghiệm 1 Fe còn dư
độ tăng khối lượng = ( 6.2 -a) gam suy ra n HCl =(6.2-a):35.5 mol
có n H2 = ( 6.2 -a) : 71 =0.04 suy ra a = 3.36 gam 
b = 0.48 gam
2
3
nguyễn văn A
27/09/2017 17:31:34
Bài 1. Cho hỗn hợp tác dụng với HCl dư, KCl không phản ứng, ta có các PTHH sau:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O (1)
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O (2)
Dung dịch Y gồm: KCl và HCl dư
*Phần 1: Trung hòa dung dịch bằng NaOH, ta có PTHH:
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
*Phần 2: Tác dụng với AgNO3, các PTHH:
HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl (4)
AgNO3 + KCl → KNO3 + AgCl (5)
Ta có :nCO2 = 0,3 (mol) ;
nNaOH = 0,1 (mol)
Theo PTHH (3) ta có:
nHCl dư = nNaOH = 0,1 (mol)
Theo PTHH (4) ta có:
nAgCl (4) = nHCl dư = 0,1 (mol)
=> mAgCl(4) = 14,35 (g)
=>mAgCl(5) = 51,66 - 14,35 = 37,31 (g)
=>nAgCl(5) = 37,31/143,5 = 0,26 (mol)
Theo PTHH (5) ta có:
=>nKCl = nAgCl(5) = 0,26 (mol)
Ta có, trong 1/2 dung dịch Y có 0,1 (mol) HCl dư và 0,26 (mol) KCl
=> Trong dung dịch Y có 0,2 (mol) HCl dư và 0,52 (mol) KCl.
Gọi x, y lần lượt là số mol K2CO3, KHCO3 (x, y > 0)
Từ PTHH (1) và (2) ta có PT theo số mol CO2:
x + y = 0,3 (I)
nKCl(sinh ra) = 2x + y (mol)
=> nKCl (có trong hỗn hợp) = 0,52 - 2x - y (mol)
=> m(hỗn hợp) = 138x + 100y + 74,5( 0,52 - 2x -y) = 39,09
Hay: -11x + 25,5y = 0,35 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình, giải hệ được:
x = 0,2 (mol); y = 0,1 (mol)
a)Khối lượng các chất có trong hỗn hợp X:
mK2CO3 = 138.0,2 = 27,6 (g)
mKHCO3 = 100.0,1 = 10 (g)
mKCl = 39,09 – 27,6 – 10 = 1,49 (g)
b) Khối lượng muối khan gồm NaCl và KCl (gồm KCl tạo thành và KCl không phản ứng)
Theo PTHH (3) ta có:
nNaCl = nNaOH = 0,1 (mol)
=> mNaCl = 5,85 (g)
mKCl = 0,26*74,5 = 19,37 (g)
=>m = mNaCl + mKCl = 5,85 + 19,37 = 25,22 (g)
Ta có: nHCl = nHCl(1) + nHCl(2) + nHCldư = 2x + y + 0,2 = 0,7 (mol)
=>mHCl = 25,55g
=>mddHCl = (25,55*100)/10,52 = 242,87 (g)
=>V = mdd/Ddd = 242,87/1,05 = 238,1 (ml) = 0,2381(lít)
0
1
nguyễn văn A
27/09/2017 17:34:21
Đặt số mol Ba, Mg, Al lần lượt là a,b,c 
1/m(g) A cho vào nước tới khi phản ứng hết thấy thoát ra 6.94l H2 đktc. gồm có Ba phản ứng tạo bazơ. tiếp đó Al sẽ phản ứng với Ba tạo thêm khí h2 
ba +h2o ->ba(oh)2+ h2 (a) 
ba(oh)2 +al +h2o -> ba(alo2)2 +h2 (b) 
tự cân bằng, số mol khí tính theo Ba (do ở phản ứng tiếp theo naoh dư mà khí thoát ra đáng lẽ phải lớn hơn khí của pứ 1 chứ. bạn xem lại đề xem) 
2/Lấy m(g) A cho vào dung dịch sút dư tới hết phản ứng thấy thoát ra 6.72l H2 đktc. 
số mol khí sẽ tính theo ba như phản ứng 1a + khí do al tác dụng với bazơ ( luôn luôn =3/2*c) 
3/Lấy m(g) A hòa tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit HCl được một dung dịch và 9.184l H2 đktc. 
số mol khí = a+b+3/2c. 
ở phản ứng này các kim loại chỉ tác dụng với axit. ba không tác dụng với nước trước như 2 phản ứng trên. do thế của axit cao hơn, tức là ưu tiên phản ứng với axit trước 
giải ra x=0,01, y=0,1, z=0,2
m=mBa+mMg+mAl=9,17g
0
1
nguyễn văn A
27/09/2017 17:35:28
nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol
--> Do hai kim loại đều thể hiện cùng hóa trị 2, ta giả sử cả hai kim loại đều tan hết, khi đó số mol muối là 0,04. Khối lượng trung bình của hai muối:
M = 6,68/0,04 = 167 > 127 (FeCl2) > 95 (MgCl2): Vô lý, vậy Fe dư và HCl hết.
---> nHCl = 2nH2 = 2.0,04 = 0,08
Nồng độ của axit là: 0,08/0,4 = 0,2 M
Trở lại thí nghiệm 1, ta lại giả sử Fe dư, khi đó:
nFeCl2 = nHCl/2 = 0,04 mol
---> mFeCl2 = 0,04.127 = 5,08 < mFeCl2 + mFe dư = 6,2 gam, vậy điều giả sử là đúng.
Ta có:
nFe dư = (6,2 - 5,08)/56 = 0,02 mol
Tổng số mol Fe ban đầu:
nFe = nFeCl2 + nFe dư = 0,04 + 0,02 = 0,06 mol
---> a = 0,06.56 = 3,36 gam
Chất rắn X gồm 0,02.56 = 1,12 gam Fe dư và 5,08 gam FeCl2.
Trong TN2, đặt nMg = x và nFe pư = y mol
---> nH2 = nMg + nFe pư = x + y = 0,04 mol
Khối lượng rắn sau phản ứng:
mY = mMgCl2 + mFeCl2 + mFe dư = 95x + 127y + 56(0,06 - y) = 6,68
Giải hệ trên ta có: x = 0,02 và y = 0,02
Vậy b = mMg = 0,02.24 = 0,48 gam
0
0
Joong
26/12/2019 16:50:49
Em lớp 9 và đang phải giải bài này

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo