LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả trong đoạn thơ “Cảnh ngày xuân”. Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và câu ghép

Cho câu chủ đề:”Tóm lại, qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả đã khắc họa một truyền thống lễ hội xưa đồng thời bày tỏ tình cảm trân trọng một phong tục tốt đẹp của dân gian bằng ngòi bút tài hoa , tinh tế.” Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả trong đoạn thơ “ Cảnh ngày xuân”. Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và câu ghép
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.363
5
0
Trà Đặng
28/06/2019 13:34:18
Có thể nói dù cảnh trong thơ Nguyễn Du buồn hay vui thì vẫn mang phong vị riêng của nhà thơ. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một ví dụ điển hình như thế. Nó là một bài thơ như thế nào ? Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ, bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử dụng từ ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh khôi thanh khiết mới mẻ và đầy sức sống cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và tâm trạng xốn sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội tâm trạng buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên hiểu lòng người có tài khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời. Tóm lại, qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả đã khắc họa một truyền thống lễ hội xưa đồng thời bày tỏ tình cảm trân trọng một phong tục tốt đẹp của dân gian bằng ngòi bút tài hoa , tinh tế.
Câu ghép: Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ, bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng.
Câu nghi vấn: Nó là một bài thơ như thế nào ?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thanh Y Dao
28/06/2019 15:09:39
Cánh én chính là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Với từ ngữ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian.Có lẽ không khí vui tươi, tưng bừng, phấn khởi của con người trong dịp đi tảo mộ thật sự khiến cho người đọc như sống lại với không khí những ngày xuân tươi mới nhất. Con người cũng hiện lên như tô điểm thêm bức tranh ngày xuân tươi đẹp đó. Mùa xuân là dịp để “tài tử giai nhân” được vui chơi, giãi bày tâm sự với nhau. Mùa xuân là thời điểm thích hợp cho chuyện tình yêu nảy nở, những yêu thương còn bỏ ngỏ được phép căng trào ra. Hình ảnh “ngựa xe”, “áo quần” gợi lên sự tấp nập, nhộn nhịp và huyên náo. Những phong tục tập quán khi mùa xuân về, khi được đi tảo mộ đã được Nguyễn Du vẽ lên chân chất, mộc mạc, gợi nhớ và gợi thương. Phải chăng, chính khung cảnh này đã tạo nên trong lòng người những xúc cảm lạ lùng đến vậy? Với từ láy “tà tà” đã phần nào gợi tả thời gian đã xế chiều và không gian dường như tĩnh mịch và ảm đạm hơn. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một ví dụ điển hình như thế. Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn rang, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn DU khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ.
- Câu ghép: Mùa xuân là thời điểm thích hợp cho chuyện tình yêu nảy nở, những yêu thương còn bỏ ngỏ cũng vì thế mà được phép căng trào ra.
- Câu nghi vấn: Phải chăng, chính khung cảnh này đã tạo nên trong lòng người những xúc cảm lạ lùng đến vậy?
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/06/2019 07:43:19
Đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) thể hiện sâu sắc đỉnh cao bút pháp tả cảnh của thiên tài Nguyễn Du. Cái hay trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du đó là ông khong tả mà chỉ gợi. Nghệ thuật ấy được minh chứng rõ ràng trong khung cảnh lễ hội khi chị em Thúy Kiều rời gót du xuân. Sau bức tranh mùa xuân tươi thắm, Nguyễn Du hướng ngòi bút vào miêu tả khung cảnh lễ hội nô nức phố phường Nguyễn Du đã rất tài tình khi tách hai từ Lễ hội ra làm đôi để gợi tả hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Không khí lễ hội được gợi tả từ một hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Cụm từ “nô nức yến anh” là một ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh, nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân náo nhiệt nổi bật những nam thanh, nữ tú, những “tài tử gia nhân” tay trong tay dạo chơi. Niềm vui lễ hội như bao trùm cả nhân gian. Những so sánh rất giản dị “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi tả sự đông vui, tấp nập của phố phường.“Lễ là tảo mộ” – lễ thăm viếng, sửa sang, quét tước phần mộ người thân; đốt vàng vó, sắc tiền để tưởng nhớ những người đã khuất. “Hội là đạp thanh” – vui chơi chốn đồng quê, đạp lên những thảm cỏ xanh, là một cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau. “Lễ” là hồi ức và tưởng niệm quá khứ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “hội” là khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời. Lễ và hội trong tiết Thanh minh là một sự giao hòa, độc đáo. Chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/06/2019 07:45:20
Đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) thể hiện sâu sắc đỉnh cao bút pháp tả cảnh của thiên tài Nguyễn Du. Cái hay trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du đó là ông khong tả mà chỉ gợi. Nghệ thuật ấy được minh chứng rõ ràng trong khung cảnh lễ hội khi chị em Thúy Kiều rời gót du xuân. Sau bức tranh mùa xuân tươi thắm, Nguyễn Du hướng ngòi bút vào miêu tả khung cảnh lễ hội nô nức phố phường Phải chăng Nguyễn Du đã rất tài tình khi tách hai từ Lễ hội ra làm đôi để gợi tả hai hoạt động diễn ra cùng một lúc?( câu nghi vấn) “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Không khí lễ hội được gợi tả từ một hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Cụm từ “nô nức yến anh” là một ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh, nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân náo nhiệt nổi bật những nam thanh, nữ tú, những “tài tử gia nhân” tay trong tay dạo chơi. Niềm vui lễ hội như bao trùm cả nhân gian. Những so sánh rất giản dị “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi tả sự đông vui, tấp nập của phố phường.“Lễ là tảo mộ” – lễ thăm viếng, sửa sang, quét tước phần mộ người thân; đốt vàng vó, sắc tiền để tưởng nhớ những người đã khuất( câu ghép). “Hội là đạp thanh” – vui chơi chốn đồng quê, đạp lên những thảm cỏ xanh, là một cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau. “Lễ” là hồi ức và tưởng niệm quá khứ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “hội” là khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời. Lễ và hội trong tiết Thanh minh là một sự giao hòa, độc đáo. Chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư