Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho một vấn đề nghị luận về việc tôn trọng mọi người xung quanh và viết thành một đoạn văn

5 trả lời
Hỏi chi tiết
12.114
16
27
nguyễn văn A
03/01/2018 20:40:38
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
39
6

Sự tôn trọng trong quan hệ giữa người với người là nền tảng của xã hội văn minh. Tôn trọng người khác được thể hiện ở chỗ chúng ta để tâm đến cảm nhận, suy nghĩ của của người khác trước lời nói, hành động của bản thân. Chúng ta không thể tùy tiện phán xét người khác sai hay đúng, càng không thể chỉ biết trút ra những cảm xúc tình cảm của mình cho mình thoải mái, mà không để ý đến cảm nhận người khác hoặc làm tổn thương họ.

Vì sao con người cần tôn trọng lẫn nhau? Vì mỗi người đều là một cá thể độc lập và bình đẳng với nhau. Mỗi người có tín ngưỡng, quan niệm sống, cách nhìn nhận, suy nghĩ khác nhau và không thể dùng nó để làm quy chuẩn so sánh hay áp đặt cho người khác. Ví dụ như bạn thần tượng một nghệ sĩ này nhưng người khác không thích thần tượng của bạn thì bạn cũng không có quyền ép buộc người khác phải thích thần tượng của bạn. Ví dụ như bạn thích chơi bóng đá, bạn của bạn thích chơi cầu lông, bạn cũng không có quyền ép bạn của bạn phải thích chơi bóng đá được. Mà ngược lại, bạn nên tôn trọng sở thích của họ. Đồng thời, bạn cũng không nên phán xét hay chỉ trích chỉ vì người khác có sở thích, suy nghĩ, quan điểm khác mình.

Ngược lại, không tôn trọng người khác, muốn áp đặt khống chế người khác, muốn thay đổi người khác là hành động tàn ác giết chết cái tôi cá nhân và quyền tự do cá nhân của mỗi người từ khi sinh ra vốn được hưởng. Nhưng nếu đứng trước sự khắc nghiệt đó (ý muốn áp đặt của người khác vào bản thân ta), bản thân chúng ta cần tự tin vào chính mình, vào những điều mình làm, mình nghĩ. Và nếu cần, bạn cần quyết liệt đấu tranh trước sự áp đặt đó để bảo vệ tự do cá nhân. Đó là sự tôn trọng mà chúng ta dành cho bản thân trước khi muốn người khác tôn trọng mình.

Để quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, để xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, con người (không ngoại trừ bản thân ta) cần tôn trọng người khác.”Người không tôn trọng tình cảm của người khác, cuối cùng sẽ chỉ làm cho người khác chán ghét và căm hận.” (Carnegie)

7
12
Nguyễn Khánh Linh
03/01/2018 20:44:48
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem sét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thể, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
11
7
pham xuan duong
03/01/2018 20:49:30

Sự tôn trọng trong quan hệ giữa người với người là nền tảng của xã hội văn minh. Tôn trọng người khác được thể hiện ở chỗ chúng ta để tâm đến cảm nhận, suy nghĩ của của người khác trước lời nói, hành động của bản thân. Chúng ta không thể tùy tiện phán xét người khác sai hay đúng, càng không thể chỉ biết trút ra những cảm xúc tình cảm của mình cho mình thoải mái, mà không để ý đến cảm nhận người khác hoặc làm tổn thương họ.

Vì sao con người cần tôn trọng lẫn nhau? Vì mỗi người đều là một cá thể độc lập và bình đẳng với nhau. Mỗi người có tín ngưỡng, quan niệm sống, cách nhìn nhận, suy nghĩ khác nhau và không thể dùng nó để làm quy chuẩn so sánh hay áp đặt cho người khác. Ví dụ như bạn thần tượng một nghệ sĩ này nhưng người khác không thích thần tượng của bạn thì bạn cũng không có quyền ép buộc người khác phải thích thần tượng của bạn. Ví dụ như bạn thích chơi bóng đá, bạn của bạn thích chơi cầu lông, bạn cũng không có quyền ép bạn của bạn phải thích chơi bóng đá được. Mà ngược lại, bạn nên tôn trọng sở thích của họ. Đồng thời, bạn cũng không nên phán xét hay chỉ trích chỉ vì người khác có sở thích, suy nghĩ, quan điểm khác mình.

Ngược lại, không tôn trọng người khác, muốn áp đặt khống chế người khác, muốn thay đổi người khác là hành động tàn ác giết chết cái tôi cá nhân và quyền tự do cá nhân của mỗi người từ khi sinh ra vốn được hưởng. Nhưng nếu đứng trước sự khắc nghiệt đó (ý muốn áp đặt của người khác vào bản thân ta), bản thân chúng ta cần tự tin vào chính mình, vào những điều mình làm, mình nghĩ. Và nếu cần, bạn cần quyết liệt đấu tranh trước sự áp đặt đó để bảo vệ tự do cá nhân. Đó là sự tôn trọng mà chúng ta dành cho bản thân trước khi muốn người khác tôn trọng mình.

5
2
Quỳnh Anh Đỗ
04/01/2018 19:56:10

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn,… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn.Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ", vậy mà có những người quen biết nhau, khi ra đường gặp nhau cố tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, có những thầy giáo, cô giáo, là những người được Đảng và Nhà nước ta giao trọng trách dạy dỗ học sinh những điều hay, lẽ phải để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, vậy mà ứng xử kém đến nỗi học sinh cúi đầu chào mà thầy giáo dửng dưng xem như không thấy, coi việc chào hỏi là nghĩa vụ của học sinh, còn mình là "bề trên" nên không cần chào lại. Đó là biểu hiện của bất lịch sự, ứng xử không có văn hóa. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác, bất kể người đó có tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản, cuộc sốhg riêng tư của họ như thế nào đi nữa. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và ứng xử có văn hoá. Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao họ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: "Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút vội cô đơn".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư