Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chu Quang Tiềm đưa ra những ý kiến như thế nào về phương pháp đọc sách? Nêu suy nghĩ của em về các ý kiến ấy?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.688
1
3
Công Nguyễn
08/03/2019 12:24:23
Phân tích quan niệm của Chu Quang Tiềm về việc chọn sách để đọc có thể triển khai theo các hướng sau :
- Tại sao lại phải chọn lựa ? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đoạn Lịch sử càng tiến lên… lối đánh “tự tiêu hao lực lượng"trong bài nghị luận.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống’’ chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
- Cần chọn lựa như thế nào ? Kết hợp giữa đọc loại sách chuyên sâu và loại sách thường thức, phổ thông ra sao ?
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ các cuốn sách, các tài iiệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Cùng với đọc tài liệu chuyên sâu cũng không thể xem thường việc đọc các loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nghiêm Xuân Hậu
08/03/2019 12:24:48
Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội. Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
Ngày nay, có nhiều phương tiện thu nhận thông tin. Người ta có thể xem Ti vi, nghe đài phát thanh và đón nhận nguồn thông tin rất đa dạng, phong phú qua mạng Internet, nhưng đọc sách vẫn là cách thu nhận thông tin không thể thay thế.Từ xưa đến nay, bất luận trong hoàn cảnh nào, sách vẫn là một công cụ, một phương tiện hữu ích đối với loài người; trên thế giới cũng như ở Việt nam, nhiều bậc hiền tài, nhiều chí sỹ yêu nước, nhiều nhà khoa học, nhiều bác học uyên thâm, lỗi lạc cũng trưởng thành nhờ khổ luyện “dùi mài kinh sử” mà nên, với nhiều người, sách được coi là “gối đầu giường”, và thậm chí nhiều người còn được ví là “con mọt sách”. Ngày nay, dù xã hội phát triển ngày càng văn minh, phồn thịnh, loài người vẫn một mực trung thành, tôn vinh sách và lấy ngày 23 tháng 4 hàng năm làm “ngày đọc sách thế giới”.
Chúng ta phải công nhận rằng sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Những năm gần đây, cùng với sự phát tiển như vũ bảo của kinh tế - xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đột phá ngoạn mục của khoa học kỷ thuật; Internet phát triển, sự học-sự đọc của nhân dân nói chung và của học sinh - sinh viên nói riêng mở ra nhiều cơ hội và kênh thông tin để chọn lựa, tuy nhiên, cho đến nay loài người vẫn không thể phủ nhận được vai trò, chức năng vị thế của sách, báo, tạp chí nhằm cung cấp cho xã hội lượng tri thức khổng lồ mà loài người đã dày công sáng tạo và đúc kết, nhiều tri thức khoa học được chuyển tải, nhiều phát minh, sáng chế được cập nhật; nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến được với nhân loại qua sự đọc, sự tự học và tìm kiếm của mỗi một chủ thể - con người.
V.I Lê Nin đã từng nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có Chủ nghĩa xã hội”. Đọc để biết, để biến lý luận thành thực tiễn, biến những kiến thức từ sách vở thành hiện thực trong đời sống và từ những kinh nghiệm thực tế làm phong phú hơn, sâu sắc hơn vốn hiểu biết cũng như kho tàng lý luận...
Đọc để giúp ta mở mang tầm hiểu biết, nó còn là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng, qua đó nuôi dưỡng tâm hồn con người ta được thăng hoa, gieo vào lòng người những ước mơ tốt đẹp, giúp con người đủ bản lĩnh, trí tuệ để chinh phục những đỉnh cao của vinh quang bởi sách chính là kho tàng tri thức nhân loại, do đó đọc sách không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần, là khâu giải trí. Sách còn là công cụ quan trọng nhất giúp cho việc tự học và tự tu dưỡng.
Đọc sách, báo là cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ, tự hoàn thiện bản thân. Song không phải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muốn, để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần phải có phương pháp và kỹ năng đọc. Cần hiểu rằng: phương pháp và kỹ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế mà hình thành nên, bởi kết quả của kỹ năng và phương pháp đọc phụ thuộc vào khả năng nhận thức, tình hình sức khỏe, thói quen lao động của mỗi người là khác nhau. Nhưng nếu tự bản thân mỗi người cố gắng và luyện tập thì sẽ đọc tốt thu được nhiều kết quả…Mục đích chung của việc đọc sách là nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề nào đó trong đời sống, chính trị xã hội …. Ngoài mục đích chung, có mục đích riêng do nhu cầu của từng người đọc. Vì vậy việc xác định mục đích giúp người đọc tập trung được chú ý vào những vấn đề mình cần khai thác.
Một trong số những vấn đề mà chúng ta đang rất quan tâm là việc lựa chọn sách tốt. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá. Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian. Vì vậy, chúng ta phải có cách lựa chọn sách phù hợp. Đó là phải cân nhắc kĩ để chọn cho mình những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình, cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình, cần đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
Cần phải hiểu rằng: Quỹ thời gian làm việc của mỗi người trong ngày có hạn, trong khi đó khối lượng công việc cũng như khối lượng sách cần đọc của chúng ta lại rất nhiều. Vì vậy, mỗi người cần phải có phương pháp đọc sách khoa học để tiết kiệm thời gian đạt hiệu quả cao khi đọc sách. Một số phương pháp đọc hiệu quả như: Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng"; đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân; ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người. Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. Chu Quang Tiềm đã ví việc đọc sách giống như đánh trận: Cần đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu, mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”. Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ của tác giải đã làm tăng sức thuyết phục đối với chúng ta.
Tóm lại, việc đọc sách có ý nghĩa to lớn với tất cả mọi người, thông qua đọc sách giúp mỗi người nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức để tự hoàn thiện bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Không như các phương tiện thông tin khác tuy nhanh nhạy và kịp thời, nhưng sách báo lại tạo điều kiện cho người đọc hiểu cặn kỳ và sâu sắc hơn về nội dung thông tin. Chính vì vậy, dù ngày nay có nhiều phương tiện thông tin hiện đại nhưng không thể thay thế được các loại sách báo rất phong phú đa dạng về mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội.
0
0
Công Nguyễn
08/03/2019 12:25:38
Về phương pháp đọc sách, Chu Quang Tiềm đã đưa ra những ý kiến thật cụ thể, sâu sắc. Có thể phân tích và trình bày suy nghĩ của mình theo các ý :
- Biết lựa chọn sách để đọc đã là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với những quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc tràn lan, theo kiểu tuỳ hứng cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×