LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cơ chế giúp thằn lằn mọc đuôi trở lại sau khi bị đứt? Trình bày hiểu biết của em về quá trình giảm phân?

Sinh 10. Bài 18+19 : Nguyên phân + Giảm phân
1. Cơ chế giúp thằn lằn mọc đuôi trở lại sau khi bị đứt?
2. Nếu nguyên phân là cơ chế đảm bảo cho sự lớn lên của các cơ thể đa bào, giúp giữ nguyên bộ NST (2n) so với bản đầu thì cơ chế nào giúp bộ NST trong các giao tử (trứng, tinh trùng) chỉ bằng 1/2 số lượng NST(n) so với số lượng NST trong các tế bào sinh dưỡng ( 2n) của cơ thể trưởng thành ?
3. Viết 1 đoạn thông tin trình bày hiểu biết của em về quá trình giảm phân.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.395
3
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/01/2018 11:57:43
1 Cơ chế giúp thằn lằn mọc đuôi trở lại sau khi bị đứt?
yếu tố myoseverine - vốn là một phân tử - khi bị đảo ngược quá trình phân hóa tế bào sẽ nắm giữ vai trò cơ bản trong việc giúp loài thằn lằn tự tái tạo phần đuôi của chúng khi bị đứt rời ra vì lý do nào đó.

Theo đó, người ta cho rằng bình thường khi hình thành các cơ bắp trong bào thai, một số nguyên bào cơ sẽ phân chia thành các myocyte, là thành phần chủ yếu của các sợi cơ. Trường hợp thằn lằn bị đứt đuôi, phân tử myoseverine bắt đầu được tổng hợp.

Nó sẽ tác động vào một số yếu tố của sự tăng trưởng, phá hủy xương và làm đảo lộn quá trình phân hóa của tế bào. Những myocyte thoái lui để trở thành các nguyên bào cơ, phát triển dần và làm tái tạo chiếc đuôi thằn lằn. Cùng khi ấy, phân tử myoseverine đẩy mạnh sự tổng hợp nhiều protein có ích cho việc làm liền vệt sẹo nơi chiếc đuôi bị đứt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Bạch Ca
16/01/2018 11:57:43
1. Cơ chế giúp thằn lằn mọc đuôi trở lại sau khi bị đứt?
Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Scripps Research ở San Diego, California (Mỹ) vừa phát hiện thấy yếu tố myoseverine - vốn là một phân tử - khi bị đảo ngược quá trình phân hóa tế bào sẽ nắm giữ vai trò cơ bản trong việc giúp loài thằn lằn tự tái tạo phần đuôi của chúng khi bị đứt rời ra vì lý do nào đó.

Theo đó, người ta cho rằng bình thường khi hình thành các cơ bắp trong bào thai, một số nguyên bào cơ sẽ phân chia thành các myocyte, là thành phần chủ yếu của các sợi cơ. Trường hợp thằn lằn bị đứt đuôi, phân tử myoseverine bắt đầu được tổng hợp.

Nó sẽ tác động vào một số yếu tố của sự tăng trưởng, phá hủy xương và làm đảo lộn quá trình phân hóa của tế bào. Những myocyte thoái lui để trở thành các nguyên bào cơ, phát triển dần và làm tái tạo chiếc đuôi thằn lằn. Cùng khi ấy, phân tử myoseverine đẩy mạnh sự tổng hợp nhiều protein có ích cho việc làm liền vệt sẹo nơi chiếc đuôi bị đứt
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/01/2018 11:59:02
3
I. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
1. Giảm phân 1:
Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức
a. Kì trung gian 1:
- ADN và NST nhân đôi
- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động
b. Kì đầu 1:
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen
- NST kép bắt đầu đóng xoắn
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
c. Kì giữa 1:
- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô sắc ở tâm động
d. Kì sau 1:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc
e. Kì cuối 1:
- Thoi vô sắc tiêu biến
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép
2. Giảm phân 2: Diễn biến giống nguyên phân
1-Kỳ trước II - NST vẫn ở trạng thái n NST kép
2-Giữa II - Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
3-Sau II - Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực
4-Kỳ cuối - Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn
3. Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST = ½ số NST của tế bào mẹ (n NST đơn)
- Ở động vật:
+ Con đực: 4 tế bào con tạo thành 4 tinh trùng
+ Con cái: 1 tế bào lớn tạo thành trứng, 3 tế bào nhỏ bị tiêu biến
- Ở thực vật: tế bào tạo thành sau giảm phân lại tiếp tục phân bào để tạo thành hạt phấn hay túi phôi
II. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú → là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá → Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.
1
0
Bạch Ca
16/01/2018 11:59:58

Viết 1 đoạn thông tin trình bày hiểu biết của em về quá trình giảm phân.
Quá trình giảm phân được chia thành hai giai đoạn liên tiếp nhau là giảm phân I và giảm phân II . Diến biến của từng kì, sự biến đổi số lượng và trạng thái NST trong các kì của quá trình giảm phân được mô tả bởi bảng sau
Kết quả của giảm phân :

Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n đơn .

Ở giới đực :

  • Không xảy ra hoán vị gen thì 1 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường sẽ tạo ra 4 tinh trùng (n) trong đó có 2 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
  • Hoán vị gen thì 1 tế bào sẽ tạo ra 4 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.

Ở giới cái :Tế bào sinh trứng luôn chỉ tạo ra 1 tế bào trứng (n) và 3 thể định hướng (n)

Ý nghĩa của giảm phân :

Nhờ sự phân li độc lập , tổ hợp tự do của các NST, hiện tượng trao đổi đoạn và hoán vị gen đã tạo ra tính đa dạng và phong phú cho giao tử , từ đó xuất hiện các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư