Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc tiến công chiến lựơc Đông Xuân 1953 -1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp Mỹ như thế nào? Pháp Mỹ thực hiện âm mưu gì trong việc đề ra kế hoạch Nava? Trình bày nội dung kế hoạch Nava

Câu1:cuộc chiến công chiến lựơc Đông Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch na va của Pháp mỹ như thế nào?
Câu2:Pháp Mỹ thực hiện âm mưu gì trong vịêc đề ra kế hoạch na va? Trình bày nội dung kế hoạch na va
Câu3:phong trào đồng khơỉ đổ ra trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến kết quả, ý nghiã của phong trào?
Câu4:âm mưu và thủ đoạn của mỹ trong chiến tranh cục bộ là gì?so sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh cục bộ và vịêt nam hóa chiến tranh?
Câu5:trình bày nội dung ý nghiã đại hội đại biểu lần thứ 2 của đảng 2/1951
Câu 6:âm mưu và thủ đoạn của mỹ trong chiến lựơc chiến trang đặc bịêt là gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc bịêt và chiến tranh cục bộ?
Câu7:Pháp Mỹ đã làm gì để xây dựng điện biên phủ thành tập đoàn ác điểm mạnh nhất ở đông dương?
9 trả lời
Hỏi chi tiết
4.300
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 12:04:10
Câu 1 :
- Tháng 12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp phải điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ.
- Đầu 12-1953, liên quân Việt - Lào tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xê-nô buộc Pháp tăng viện cho Xê-nô (nơi tập trung quân thứ 3).
- Tháng 1-1954, liên quân Việt - Lào đánh lên thượng Lào, giải phóng Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng viện cho Luông Pha-bang (nơi tập trung quân thứ 4).
- Tháng 2-1954, quân ta tiến công Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku buộc Pháp tăng viện cho Plây-cu (nơi tập trung quân thứ 5).
Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên,…)
⟹ Như vậy ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta, làm cho Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Cute Mai's
04/05/2018 12:06:00
Câu 1
- Thực hiện phương hướng chiến lược đã đưa ra, tháng 12-1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
– Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
– Tháng 1-1954. liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
– Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum. uy hiếp Plây-cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-cu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
Những cuộc tiến công chiến lược trong Đông — Xuân đã buộc lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi ở các chiến trường rừng núi. Trong đó, bộ phận tinh nhuệ nhất bị giam chân tại Điện Biên Phủ. Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản.
Câu 2
* Âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc thực hiện kế hoach Nava là:
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
- Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi quyết định.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 12:07:03
Câu 2 :
* Âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc thực hiện kế hoach Nava là:
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
- Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi quyết định.
Câu 5 :
Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang (Chiêm Hóa-Tuyên Quang).
Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng:
Báo cáo chính trị, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, do Tổng bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác –Lê nin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Viêt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Đại hội Đảng thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới; quyết định xuất bản báo Nhân dân –cơ quan ngôn luận cảu Trung ương Đảng.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội đại biểu lần thứ II đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 12:07:27
Câu 3 :
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Trong những năm 1957 - 1959:
+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.
+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.
+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.
- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:
+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
2. Diễn biến:
- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.
3. Kết quả:
- Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.
4. Ý nghĩa:
- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.
1
1
Cute Mai's
04/05/2018 12:07:51
Câu 3
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Trong những năm 1957 - 1959:
+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.
+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.
+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.
- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:
+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
2. Diễn biến:
- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.
3. Kết quả:
- Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.
4. Ý nghĩa:
- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.
0
1
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 12:10:09
Câu 4 :
*Âm mưu: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, đàn áp và bình định cho được miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời cứu nguy cho quân ngụy.
*Thủ đoạn:
-Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đai vào miền Nam.
-Chúng cho xây dựng nhiều căn cứ quân sự lớn như Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Vũng Tàu, Tân Sơn Nhất.
-Vừa vào miền Nam chúng mở ngay những cuộc hành quân tìm diệt, đầu tiên đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi). Sau đó thực hiện nhiều cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 65-66 và 66-67.
-Để hổ trợ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam Mỹ còn dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng , phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.
Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh cục bộ: vưùa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.
Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết".
Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 12:11:02
Câu 7 :
- Na-va xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương:
+ Lực lượng đông nhất gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo.
+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
- Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Na-va.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 12:12:39
Câu 6 :
– Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”.
– Thủ đoạn:
+ Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, đưa nhiều cố vấn quân sự vào miền Nam; tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại; sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”; mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng; phong toả biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vưùa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo