2.
- Hiệu điện thế là công của lực thế thực hiện quá trình di chuyển điện tích từ điểm A sang điểm B. Nói nôm na, là sự chênh lệch thế điện giữa điểm A và B.
- Hay có thể hình dung như thế này, hiệu điện thế còn được gọi là điện áp. Tưởng tượng xem, dòng điện như một dòng chảy trong mạch nước kín chẳng hạn, dòng chảy này luôn đi theo quy luật áp lực: từ nơi có áp lực cao (thế nước cao) đổ xuống nơi có áp lực thấp (thế nước thấp), tức là tương đương với nơi điện thế cao (cực dương) sang điện thế thấp (cực âm)
- Đơn vị đo của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu V
- Dụng cụ đo thường là vôn kế, hoặc là đồng hồ điện vạn năng (đo được cả cường độ dòng điện, hiệu điện thế, ...)
- Để đo hiệu điện thế của một đoạn dây (hoặc bóng đèn, hoặc cả mạch điện), ta cần mắc vôn kế song song. Sở dĩ mắc song song là vì, khi mắc song song, ta đã tạo ra 2 điểm nút (như điểm A, B), và hiển nhiên trên mạch điện 2 điểm nút này chênh lệch điện thế (nếu 2 điểm không lệch điện thế, tức cùng giá trị điện thế, khi đó, hoặc 2 điểm trùng nhau, hoặc không có dòng điện chạy qua)