Đá vôi được hình thành từ các trầm tích hàng tỷ năm trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển giầu cácbonat, như: san hô, vỏ sò, rong, vi sinh vật... Các kiến tạo địa chất đã nâng đẩy chúng lên khỏi mặt nước, hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc.
* Giải thích chi tiết, cụ thể:
Trong nước biển chứa nhiều muối goc cacbonat hòa tan, những muối này đã được các loại sinh vật sống trong biển hấp thụ, chuyển hóa thành xương, vỏ đá vôi, khi chúng chết đi phần vỏ, xương không tan trong nước sẽ lắng đọng xuống đáy biển và trải qua hàng tỷ năm sự tích tụ trầm tích ngày càng nhiều cộng với sự tự chuyển động của nội tại phân tử, nguyên tử các trầm tích liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn, khi vỏ trái đất vận động, vùng này trồi lên khỏi mặt biển cùng với sự lắng đọng của các muối cacbonat (khi tiếp xúc với CO2) chúng sẽ lấp đầy các khe, kẽ hở giữa các vỏ, mảnh xương, sự tích tụ này trải qua hàng tỷ năm cùng với sự vận động, trôi dạt của vỏ trái đất đã cho ra những vùng đá vôi rộng lớn và cuối cùng đã tạo ra các vùng núi đá vôi như hiện nay.
Nếu bạn đã từng đi thăm các hang động bạn sẽ vẫn còn chứng kiến cảnh tạo nhũ trong hang động, đó chính là trong nước nhỏ từ trần động xuống chứa Ca(OH)2, khi Ca(OH)2 gặp CO2 sẽ phản ứng tạo ra CaCO3, các phân tử đá vôi CaCO3 tuy nhỏ bé nhưng khi chúng tích tụ lại qua hàng vạn năm chúng tạo thành các nhũ đá mọc từ trên nóc hang động xuống. Điều này cho ta giải thích được tại sao nói đá vôi tạo ra từ vỏ đá vôi, xương.. nhưng các núi đá vôi thường liền khối đặc.
Phương trình phản ứng để tạo nhũ đá vôi, ngoài ra còn có tác dụng lấp đầy các khe, kẽ hở trong khối đá vôi khi mới hình thành:
Ca(OH)2......+....... CO2.........+H2O ------------> CaCO3 ........+ .....Ca(HCO3)2.
* Giải thích tại sao lại nói vỏ, xương... của các sinh vật biển có thể tạo thành những vùng, những núi đá vôi lớn như vậy?
- Núi đá vôi mà chúng ta thấy ngày nay chúng là kết quả sụ tích tụ cách đây hàng tỉ năm rồi, bạn chỉ cần hình dung rằng cứ trải qua khoảng 100 năm số vỏ sò, vỏ hến, sinh vật có vỏ đá vôi chết đi tích tụ dưới đáy biển tạo thành 1 lớp dày chỉ cần 1cm thôi, từ đó ta thấy nếu trải qua hàng tỷ năm sau thì lớp vỏ tích tụ đó dày và cao lên tới 100km, qua đó bạn có thể hình dung tại sao đá vôi lại nhiều như thế.
* Liên hệ thực tế:
- Hiện nay khi khảo sát các vùng núi đá vôi ở Lạng Sơn các nhà khoa học còn thấy nhiều vết tích của vỏ sò, vỏ hến trong đó.
- Nếu các bạn đã được nghe nói về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của chúng ta chưa? Thực ra ở đó klhông có đảo như ta vẫn nghĩ, đó chỉ là các đảo San Hô nhấp nhô trong sóng mà thôi, nếu trải qua hàng triệu năm sau cùng với sự "trồi" lên của vỏ trái đất thì khu đảo Trường Sa và Hoàng Sa của chúng ta sẽ trở thành vùng núi đá vôi là chắc chắn.