Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đánh giá vai trò của Liên Xô và Anh, Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ 2?

Bằng những kiến thức đã học về chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945).
Em hãy:
a) Hãy đánh giá vai trò của Liên Xô và Anh, Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ 2.
b) Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, em hãy rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.103
4
11
Thanh Hằng Nguyễn
15/01/2019 21:09:42
1. Nước Anh
6 và 9/8/1945, ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagaxaki -> Nhật đầu hàng
Vai trò của Liên Xô
- 12/1941, đẩy lùi quân Đức khỏi cửa ngõ thủ đô Moscow -> kế hoạch "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức phá sản.
- Trong suốt cuộc chiến tranh, cả 3 nước đã có đóng góp rất lớn trong việc tiêu diệt phe Trục.
- Tuy nhiên, nếu không có thái độ kiên quyết của Liên Xô thì Anh, Mỹ đã không cùng hợp tác để chống lại quân phát xít
- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất dẫn đến chiến thắng của phe Đông Minh
- Mỹ, Anh tham gia cuộc chiến với tư cách là chiến tranh đế quốc, còn với Liên Xô là chiến tranh chống đế quốc xâm lược
2. Nước Mỹ
Vai trò trong chiến tranh

3/9/1939, Anh tuyên chiến với Đức
- Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức
- Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít

(Admin: Thanh Hằng Nguyễn em là nhân vật của thời đại nào vậy? Sao lại sửa cả Lịch sử thế giới vậy?
Anh ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật lúc nào vậy em?)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nhung
15/01/2019 21:10:30
Câu a:
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra ngày 1-9-1939 khi phát xít Đức tấn công Ba Lan. Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, rạng sáng ngày 22-6-l941 phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Theo kế hoạch “Bacbarôt”, phát xít Đức hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Liên Xô và “bắt thế giới đầu hàng”.
Ý thức được điều đó, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa phát xít, không những vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mà còn vì sự sống còn của toàn nhân loại. Sự thật lịch sử đã chứng minh: quân đội và nhân dân Liên Xô là người đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
1) Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chiến sự diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi, mặt trận Xô - Đức, mặt trận Thái Bình Dương... Nhìn chung, mặt trận nào cũng gay go, phức tạp và kèm theo những tổn thất vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, nếu xét về trọng tâm chiến lược của quân đội phát xít, về cường độ chiến tranh và tác dụng quyết định của các chiến dịch đối với kết quả cuối cùng của toàn bộ cuộc chiến tranh thì mặt trận Xô - Đức được xếp ở vị trí đầu tiên.
Mặt trận Xô - Đức chính thức mở màn ngày 22-6-1941. Vào thời điểm đó tổng số quân của lực lượng vũ trang Đức là 8,5 triệu người và được biên chế thành 214 sư đoàn, trong đó 190 sư đoàn được phái sang mặt trận Xô – Đức (5,5 triệu quân). Tiềm lực quân sự của phát xít Đức cũng tăng lên nhanh chóng. Đến giữa năm 1941 Đức tập trung tại mặt trận phía Đông 10.000 máy bay và gần 6.000 xe tăng.
Chính tại mặt trận Xô - Đức, quân đội phát xít đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn về người và vật chất: theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chết, bị thương và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai lên tới gần 14 triệu người, trong đó riêng ở mặt trận Xô - Đức là 10 triệu người.
Một khối lượng khổng lồ vũ khí, quân trang, quân dụng bị phá hủy hoặc bị tịch thu: 48.000 xe tăng, 77.000 máy bay và hàng triệu vũ khí các loại. Thắng lợi của Liên Xô trên mặt trận Xô - Đức mang tính quyết định đến toàn bộ kết quả của chiến tranh, đánh gục hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức, tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
2) Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít
Trong những trận giáp chiến liên tục kéo dài 5 tháng rưỡi vào mùa hè và thu năm 1941, Hồng quân Liên Xô đã làm thất bại kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức và buộc chúng chuyển sang thế phòng thủ với những tổn thất lớn lao: gần 403.000 quân bị giết, bị thương và bị bắt làm tù binh.
Trận đánh ở cửa ngõ Mátxcơva mùa đông 1941 - 1942 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 30-9-1941 phát xít Đức huy động một lực lượng đông đảo gồm 1,8 triệu quân, 1.700 xe tăng, 14.000 đại bác và súng cối, gần 1.000 máy bay chiến đấu đánh vào Mátxcơva.
Mọi tầng lớp dân chúng Mátxcơva cùng nhất loạt đứng lên đánh trả quân xâm lược. Tổn thất của phát xít Đức lên tới gần 400.000 người. Chiến thắng ở Mátxcơva làm thay đổi cán cân lực lượng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai theo hướng có lợi cho các lực lượng Đồng minh chống phát xít và làm cho uy tín của Liên Xô được tăng cao.
Từ giữa năm 1942 đến đầu 1943 những trận đánh ác liệt kéo dài 6 tháng ở Xtalingrát đã làm cho phát xít Đức trở nên khốn quẫn hơn. Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 1/4 tổng số quân địch trên toàn bộ mặt trận Xô - Đức lúc đó: 22 sư đoàn tinh nhuệ bị xóa sổ, 1.700.000 tên địch bị tiêu diệt, 300.000 binh lính và sĩ quan bị bắt làm tù binh. 24.000 khẩu đại bác, 3.500 xe tăng và 4.300 máy bay Đức bị tiêu diệt. Chiến dịch Xtalingrát đánh dấu bước ngoặt quan trọng, làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô cũng như cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Mùa hè năm 1943 diễn ra trận đánh lớn ở vòng cung Cuốcxcơ. Tại đây, hai bên tập trung tới 4 triệu quân, 69.000 đại bác và súng cối, 13.000 xe tăng, 11.000 máy bay. Sau 50 ngày đêm chiến đấu, quân đội Liên Xô đã đập tan cuộc tấn công chiến lược của địch, tiêu diệt nửa triệu quân, 3.000 máy bay, 1.500 xe tăng cùng nhiều vũ khí khác.
Sau chiến dịch Cuốcxcơ, quân đội Liên Xô chuyển sang phản công, giải phóng hoàn toàn đất nước Xô viết, tiến tới biên giới phía Tây. Mãi đến ngày 6-6-1944 khi quân đội phát xít Đức bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ Liên Xô và Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch giải phóng lãnh thổ các nước Đông Âu, truy quét phát xít Đức đến tận sào huyệt của chúng thì liên quân Anh - Mỹ mới vội vàng mở “Mặt trận thứ hai” (chiến dịch Ôvéclô) do tướng Đ.Aixenhao chỉ huy, chia sẻ gánh nặng chiến tranh với Liên Xô. Đây là cuộc đổ bộ lớn nhất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, gồm khoảng 1,5 triệu người để chiến đấu với 560.000 quân phát xít Đức. Trong khi đó, tại mặt trận phía Đông, Liên Xô đã phải huy động tới 4,5 triệu người để chống lại 5,5 triệu quân phát xít Đức.
Cuộc đổ bộ vào Noócmăngđi và các cuộc tiến công sau đó của quân đội Anh - Mỹ vào Pháp và Bỉ cũng là chiến dịch có ý nghĩa lớn về chính trị và chiến lược. Nhưng không thể đánh giá quá cao vai trò của chiến dịch Ôvéclô và ảnh hưởng của nó đối với diễn biến sau này, cũng như đối với việc kết thúc của thế chiến thứ hai được. Điều kiện cần thiết chủ yếu cho thắng lợi của chiến dịch này là phát xít Đức đã mất khả năng chi viện cho chiến trường Tây Âu.
Chúng đã bị suy yếu vì những tổn thất nặng nề trong các trận đánh ở mặt trận phía Đông với quân đội Liên Xô. Chính Sớc-sin, một người chống cộng sản điên cuồng và hết sức thù ghét Liên Xô, cũng đã phải tuyên bố ở hạ nghị viện Anh ngày 28-9-1944 rằng: “Chính quân đội Nga đã rút ruột bộ máy chiến tranh của Đức và hiện nay đang kìm lại trên chiến trường của họ một bộ phận lực lượng địch rất lớn”.
Một số khác không phủ nhận thắng lợi của Liên Xô nhưng lại coi thắng lợi đó là kết quả của những sai lầm về kế hoạch tác chiến của Hítle, hoặc nhờ có viện trợ vũ khí, lương thực... của Anh, Mỹ cho Liên Xô. Thực ra số hàng viện trợ của Anh - Mỹ lúc đó là rất cần thiết và quí giá trong khi Liên Xô gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Song số vũ khí viện trợ đó chỉ chiếm 4% lượng vũ khí do Liên Xô sản xuất, bao gồm: 9.600 khẩu đại bác (2%), 18.700 máy bay (12%), 10.800 xe tăng (l0,4%), 400.000 ô tô, một số đầu máy xe lửa, nhiên liệu, khí tài thông tin, thuốc men, lương thực...
Số viện trợ này rất ít ỏi so với sự đóng góp của Liên Xô nhằm giảm bớt sự hy sinh, mất mát của các nước Đồng minh trong chiến tranh và điều quan trọng là Hồng quân đã chặn đứng quân đội phát xít Đức và bắt đầu tổng phản công từ cuối năm 1941, trước khi Liên Xô nhận được những chuyến hàng viện trợ từ Mỹ, Canada và Anh vào giai đoạn 1943-l945, khi nền công nghiệp của Liên Xô đã sản xuất được nhiều hơn của Đức.
Việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức là bằng chứng không thể chối cãi được về sự bất lực của những kẻ xuyên tạc lịch sử. Không thể phủ nhận một sự thật là Quân đội Liên Xô đã giữ vai trò chủ lực, là lực lượng quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu.
1
0
Nhung
15/01/2019 21:11:46
Câu b, bài học hòa bình
Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai chúng ta rút được nhiều bài học:
+ Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
+ Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước
2
0
doan man
15/01/2019 21:18:25
b) Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, em hãy rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
__________________________________
Bài học rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay là:
  • Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc cho nhân loại.
  • Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn …
  • Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.
2
5
Nani? '-'
15/01/2019 22:00:54
1. Nước Anh
6 và 9/8/1945, ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagaxaki -> Nhật đầu hàng
Vai trò của Liên Xô
- 12/1941, đẩy lùi quân Đức khỏi cửa ngõ thủ đô Moscow -> kế hoạch "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức phá sản.
- Trong suốt cuộc chiến tranh, cả 3 nước đã có đóng góp rất lớn trong việc tiêu diệt phe Trục.
- Tuy nhiên, nếu không có thái độ kiên quyết của Liên Xô thì Anh, Mỹ đã không cùng hợp tác để chống lại quân phát xít
- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất dẫn đến chiến thắng của phe Đông Minh
- Mỹ, Anh tham gia cuộc chiến với tư cách là chiến tranh đế quốc, còn với Liên Xô là chiến tranh chống đế quốc xâm lược
2. Nước Mỹ
Vai trò trong chiến tranh

3/9/1939, Anh tuyên chiến với Đức
- Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức
- Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít
0
0
Nani? '-'
15/01/2019 22:01:21
Câu b,
Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai chúng ta rút được nhiều bài học:
+ Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
+ Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×