Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đánh giá vị trí và vai trò của tôn giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển dân tộc từ thế kỉ thứ 10 đến thế kỷ 15

đánh giá vị trí và vai trò của tôn giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển dân tộc từ thế kỉ thứ 10 đến thế kỷ 15? ảnh hưởng tôn giáo thời kì từ thế kỉ thứ 10 đến thế kỷ thứ năm với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
626
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
25/01/2018 07:16:15
Tôn giáo Việt Nam thế kỷ 10 phản ánh sự phát triển và ảnh hưởng của các tôn giáo tại Việt Nam trong khoảng 100 năm từ sau nghìn năm Bắc thuộc, tức là thời Tự chủ đến thời Tiền Lê.
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc. Khi Việt Nam giành quyền độc lập, tự chủ, các tôn giáo đó vẫn tiếp tục phát triển, dù ở mức độ khác nhau, nhưng mang tính kế thừa từ thời trước. Do các triều đại Việt Nam thế kỷ 10 đều tồn tại trong thời gian ngắn, các tôn giáo tại Việt Nam không có nhiều biến động hay khác biệt khi triều đại thay đổi và do đó được các nhà nghiên cứu đặt chung vào một giai đoạn xem xét.
Thờ thần linh là tín ngưỡng từ lâu đời của người Việt. Kế tục truyền thống nhiều đời trước, người Việt vẫn tôn thờ những hình tượng nguyên sơ như Lạc Long Quân, Chử Đồng Tử, Tản Viên, Sơn Tinh, Phù Đổng Thiên Vương... Những hình tượng này hòa với ảnh hưởng của Đạo giáo du nhập từ thời Bắc thuộc, nên bị Đạo giáo hóa và thần thánh hóa.
Đạo giáo phù thủy hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền, thờ cúng những người có công với dân tộc Việt. Dù không có vị trí như đạo Phật nhưng Đạo giáo cũng có chỗ đứng nhất định. Thời Đinh, đạo sĩ Đặng Huyền Quang được vua Đinh Tiên Hoàng trao chức Sùng chân uy nghi . Đạo giáo là tôn giáo có ảnh hưởng thứ 2 sau Phật giáo.
Ngoài ra, tín ngưỡng dân gian còn dung hợp với đạo Phật.
Mặc dù trong thời thuộc Đường, Nho giáo được tiếp tục truyền bá, các tầng lớp hào trưởng người Việt trưởng thành lên một bước qua tiếp thu văn hóa Trung Hoa, nhờ hệ thống trường học Nho giáo được mở nhiều hơn nhưng vẫn chưa bao giờ phát triển rực rỡ tại Giao Châu.
Sang thời Tự chủ đến các triều Ngô - Đinh – Tiền Lê, vai trò của Nho giáo cũng không cao hơn. Ý thức hệ nho giáo của tầng lớp quan lại cai trị phương Bắc không có vị trí lớn trong xã hội. Tầng lớp nho sĩ không có vai vế trong bộ máy chính quyền các triều đại thời kỳ này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×