Cho các TH sau
Ở bầu thì tròn, Ở ống thì dài ( thành ngữ)
Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ ( Tục ngữ)
Cơ chế nhận biết thành ngữ là “tổ hợp từ cổ định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. Tục ngữ là “câu ngắn gọn, thường có vấn điệu, đúc kết kinh nghiêm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”. Thành ngữ và tục ngữ có phần giống nhau về hình thức cấu tạo. Chúng đểu là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có vần điệu hoặc đối ứng (về số lượng âm tiết). Nhưng thành ngữ và tục ngữ hoàn toàn khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng. Thành ngữ là những tổ hợp từ thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Ví dụ, ếch ngồi đáy giếng là một sự tình có thực xuất phát từ một câu chuyện có thực (Một con ếch không may bị rơi xuống giếng sâu. Nó nhìn lên trên và cứ ngỡ là bấu trời xanh nhìn thấy kia hình như chỉ to bằng cái vung nồi). Dựa vào xuất xứ này mà người Việt đưa ra một thông điệp nhằm ám chỉ “ai đó do ít hiểu biết, tấm nhìn hạn hẹp, cho nên thường đánh giá sự vật và hiện tượng không đúng với bản chất vốn có”. Có rất nhiều thành ngữ xuất phát từ những sự việc cụ thể: Ba bảy hai mốt ngày; Ăn mày đòi xôi gấc; Trông gà hoá cuốc; Nói dối như Cuội… Người ta sử dụng thành ngữ cốt để cho câu nói vừa ngắn gọn, hàm súc mà lại góp phần chuyển tải ngữ nghĩa một cách sinh động, ấn tượng và thú vị. Theo các chuyên gia, kết cấu của thành ngữ nằm ở bậc trên từ và dưới câu. Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba âm tiết trở lên (Ví dụ: Khôn như rận, Thi lên thi xuống, Len lét như rắn mồng năm,…).