Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề cương ôn tập Lịch sử 7 - Học kì 2 năm học 2018 - 2019

10 trả lời
Hỏi chi tiết
4.142
5
0
Phương Như
13/04/2019 18:51:45
Câu 10: Nhà nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
=> - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Phương Như
13/04/2019 18:55:25
Câu 9: Kể tên các anh hùng dân tộc trong các thế kỉ X-XIX.
=> Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,...
Đánh giá công lao của Hoàng đế Quang Trung đối với đất nước.
=> Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
7
0
Phương Như
13/04/2019 18:57:12
Câu 8: nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn
=> Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.
Phong trào Tây Sơn là 1 cuộc khởi nghĩa thu hút nhiều tầng lớp xã hội nhằm cải tạo xã hội, mang các khuynh hướng cải cách xã hội phong kiến đang suy thoái, tạo điều kiện cho mầm mống chủ nghĩa tư bản xuất hiện và được lãnh đạo bởi những nhà phong kiến tiến bộ kiệt xuất của thời đại đó!
Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.
5
0
Phương Như
13/04/2019 18:59:11
Câu 7: vì sao vua quang trung quyết định tiêu diệt quân thanh vào tết kỉ dậu
=> Vì :
- quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long nên chúng chủ quan, kiêu ngạo cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác => Quang Trung Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu để tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhân chống gặp thất bại.
- Vì lúc này quân Thanh ăn Tết và nghĩ rằng quân ta cũng ăn Tết nên không canh phòng cẩn thận, chủ quan. Quang Trung quyết định tấn công quân Thanh để nhanh chóng giành thắng lợi và tránh tổn thất ít nhất có thể.
Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.
=> Lật đỗ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh,Lê
Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tản thống nhất quốc gia
Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Đại Việt
3
0
doan man
13/04/2019 19:03:28
câu 7.
- Vì quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long nên chúng chủ quan, kiêu ngạo cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác
=> Quang Trung Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu để tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhân chống gặp thất bại
ý nghĩa
- xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
- đánh tan các cuộc xâm lược của xiêm, thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc
- lật đổ chính quyền phong kiến Trịnh, Lê ,Nguyễn
- giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các phong kiến phương Bắc
7
0
Phương Như
13/04/2019 19:04:05
Câu 6: hãy nêu một số thành tựu về KH-KT nước ta cuối TK XVIII-nửa đầu TK XIX
=> +) Khoa học-Kĩ thuật:
* Khoa học:
- Sử học:
+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII - Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…
+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…
- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
* Kĩ thuật:
- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Những thành tựu đó phản ánh điều gì?
=>
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.
4
0
doan man
13/04/2019 19:06:05
câu 6.

Về sử học, bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên… và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh); về địa lí có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư; về quân sự có tập Hổ trướng khu cơ (của Đào Duy Từ); về triết học có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn; về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác v.v… Ngoài ra còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hoá Việt Nam…

Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời, khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển.

Về kĩ thuật : Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo một số thành tựu kĩ thuật như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ…

Sử cũ viết : “Người thợ kính là Nguyễn Văn Tú… trước được sang Hà Lan học nghề 2 năm, về nước có thể chế các hạng đồng hồ và kính thiên lí rất khéo. Ông đã từng chế tạo một chiếc đồng hồ hạng trung, phía trong bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ. Đo bóng mặt trời mà nghiệm thì rất đúng.”

4
0
Phương Như
13/04/2019 19:07:50
Câu 2: Tình hình giáo dục khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê sơ có gì khác thời Lý-Trần?
=> +) Giáo dục khoa cử:
Khác với thời Lý – Trần:
  • GD thời Lê Sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển GD như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).
  • Thời Lý- Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.
  • Thời Lê Sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.
  • Thời Lý- trần, đạo phật rất được trọng dụng.
  • Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
  • Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê Sơ cũng đạt được những thành tựu mới.
+) Luật pháp:
a. Giống nhau:
- Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.
- Cấm giết mổ trâu, bò

b. Khác nhau:
Thời Lý- Trần
- Bảo vệ quyền lợi tư hữu
- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

Thời Lê Sơ
- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
- Hạn chế phát triển nô tì
- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức
3
0
doan man
13/04/2019 19:52:53
câu 2.
Thời Lê Sơ:
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Giáo dục thời Lý-Trần:
Thời đầu Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công Uẩn đã học ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.
Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế.
Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần. Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Năm 1236, đặt chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần [chức quan tư pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.
Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số trường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan (được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”.
Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là người đỗ đầu Thái học sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một âm mưu chống Nho học của các thế lực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn lại. Cả triều Lý có 3 khoa thi. Năm 1195, nhà Lý có mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần.
Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, dự yến tiệc, được dẫn đi thăm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi).
Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách). Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và được sắp xếp lại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.
Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào môn toán và viết chữ.
1
0
NguyễnNhư
01/01 20:40:23
a) hoàn cảnh:
- sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực
- ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại băng cốc (thái lan)
b, mục tiêu
-  hợp tác phát triển kinh tế văn hoá thông qua nỗ lực chung của các thành viên
- duy trì hoà bình và ổn định khu vực
c, nguyên tắc hoạt đọng
- cùng nhau tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
- thực hiện sự hợp tác phát triển có kết quả

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư