Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề cương ôn tập môn Vật lí 10 học kì I: Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì?

15 trả lời
Hỏi chi tiết
3.174
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:09:23
Câu 1: Nội dung định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:10:29
Câu 2
1
0
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:11:43
Câu 4: Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng, lực còn lại gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực:
Luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật (lực trực đối).
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
1
0
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:14:18
Câu 6: a. lò xo
Phương: dọc theo trục của lò xo
Điểm đặt: hai đầu của lò xo.
Chiều: ngược với chiều của ngoại lực gây biến dạng.
b. dây cao xu, dây thép
Phương: cùng phương với lực biến dạng.
Điểm đặt: hai đầu của sợi dây.
Chiều: ngược với chiều của ngoại lực gây biến dạng.
Lực đàn hồi trong trường hợp này gọi là lực căng.
c. mặt phẳng tiếp xúc.
Phương: vuông góc với mặt phẳng tiếp xúc.
Điểm đặt: tại mặt tiếp xúc.
Chiều: ngược chiều với ngoại lực.
1
0
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:17:20
Câu 8:

* Ma sát trượt là lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

Độ lớn của lực ma sát trượt:

  • - Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật;
  • - Tỉ lệ với độ lớn của áp lực;
  • - Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Độ lớn: Fmst = μt N ; N: Độ lớn áp lực( phản lực)
1
0
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:21:20
Câu 10: *Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Giá của lực là đường thẳng mang vec tơ lực.
Dựa vào điều kiện cân bằng trên bằng phương pháp thực nghiệm người ta có thể xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng.
*Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.
1. Tổng hợp hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai vật đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:25:43
Câu 11:
* Ý 1: Hình
* Ý 2:
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm rơi trên mặt chân đế).
1
0
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:31:23
Câu 13: a) Cân bằng bền
Cân bằng bền của một vật là khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng kéo vật trở về vị trí cân bằng cũ của nó.
b) Cân bằng không bền
Cân bằng không bền của một vật là khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng kéo vật ra xa vị trí cân bằng cũ của nó.
c) Cân bằng phiếm định
Cân bằng phiếm định của một vật là khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng giữ yên ở vị trí cân bằng mới của nó.
* Ý 2:
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm rơi trên mặt chân đế).
* Ở c11 ý 2 là: Muốn vật có trục quay cố đinh không quay thì tổng các momen lực có xu hướng là cho vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm cho vạt quay theo chiều ngược kim đồng hồ.
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:33:25
Câu 14: *Đặc điểm của chuyển động quay- Tốc độ góc
- Mọi điểm của vật có cùng độ góc ω, gọi là tốc độ góc của vật.
- Vật quay đều thì ω = const. Vật quay nhanh dần thì ω tăng dần.
Vật quay chậm dần thì ω giảm dần.
*Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục.
Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
1
0
Huyền Thu
07/12/2017 21:35:19
Câu 15: * Ngẫu lực là: Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
* Momen của ngẫu lực
M = Fd
M: momen của ngẫu lực (N.m)
F: Độ lớn của mỗi lực (N)
d: cánh tay đòn của ngẫu lực (m)
(d = d1 + d2)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo