Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:
A. Prôtêin
B. Axit nuclêic
C. Carbon hydrat
D. Prôtêin và axit nuclêic
Câu 2: Trong cơ thể sống Axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:
A. Sinh sản
B. Di truyền
C. Cảm ứng
D. A và B đúng
Câu 3: Ở cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:
A. Sự sinh sản
B. Sự di truyền
C. Hoạt động điều hoà và xúc tác
D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:
A. Đa dạng
B. Đặc thù
C. Phức tạp và có kích thước lớn
D. A và B đúng
Câu 5: Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ:
A. Trao đổi chất và sinh sản
B. Vận động và cảm ứng
C. Sinh trưởng
D. Vận động
Câu 6: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 7: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản.
B. đang sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản.
D. đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 8: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới
A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã.
B. mức độ lan truyền của vật kí sinh.
C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.
D. các cá thể trưởng thành.
Câu 9: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 10: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.
B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.
D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
Câu 11: Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.
Câu 12: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 13: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. thực vật, động vật và con người.
B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 14: Quan hệ cạnh tranh là:
A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.
D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.
Câu 15: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:
A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.
B. do nhiệt độ môi trường.
C. do tập tính đa thê.
D. phân hoá kiểu sinh sống.
Câu 16: Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 17: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 18: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 19: Mật độ của quần thể là:
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 20: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
Câu 21: Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động theo chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3.
D. 2, 3, 4.
Câu 22: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:
A. Bị cây hạt trần cạnh tranh
B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ
C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt
D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú
Câu 23: Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than đá do:
A. Mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập
B. Cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt
C. Không bị tàn phá bởi sâu bọ bay
D. Hình thành những sa mạc lớn, có những trận mưa lớn xen kẽ với những kì hạn hán kéo dài
Câu 24: Giới hạn sinh thái gồm có:
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.
B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
C. giới hạn dưới, giới hạn trên.
D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.
Câu 25: Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ
A. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái.
B. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong.
C. chăm sóc trứng và con non.
D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 26: Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ
A. hợp tác.
B. cạnh tranh.
C. hãm sinh (ức chế - cảm nhiễm).
D. hội sinh.
Câu 27: Nhiệt độ không khí tăng lên đến khoảng 40- 45oC sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt, nhưng lại kìm hãm sự di chuyển của con vật điều đó thể hiện quy luật sinh thái
A. giới hạn sinh thái.
B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái.
D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
Câu 28: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
Câu 29: Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chủng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là:
A. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép
B. Sự xuất hiện các enzim
C. Sự hình thành các côaxecva
D. Sự hình thành màng
Câu 30: Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. tương đối ổn định.
C. luôn thay đổi.
D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Đáp án và thang điểm
Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | C | D | A | A | C | D | B | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | D | A | A | B | A | A | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | B | B | A | A | C | B | A | D |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |