Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết dogià được gọi là:
A. tuổi sinh thái.
B. tuổi sinh lí.
C. tuổi trung bình.
D. tuổi quần thể.
Câu 2: Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 3: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 4: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 5: Mật độ của quần thể là:
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 6: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
Câu 7: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
Câu 8: Kích thước của một quần thể không phải là:
A. tổng số cá thể của nó.
B. tổng sinh khối của nó.
C. năng lượng tích luỹ trong nó.
D. kích thước nơi nó sống.
Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Câu 10: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu.
2. Kích thước tối đa.
3. Kích thước trung bình.
4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 3, 4.
D. 3, 4.
Câu 11: Kích thước của quần thể sinh vật là:
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Câu 12: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. kích thước tối thiểu.
B. kích thước tối đa.
C. kích thước bất ổn.
D. kích thước phát tán.
Câu 13: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
A. dưới mức tối thiểu.
B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu.
D. mức cân bằng
Câu 14: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 15: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
A. biến động kích thước.
B. biến động di truyền.
C. biến động số lượng.
D. biến động cấu trúc.
Câu 16: Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động the chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3.
D. 2, 3, 4.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục
B. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất
C. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ
D. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu
Câu 18: Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của ..... (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: carbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử ..... (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng ..... (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).
A. C, PN, T
B. N, H, S
C. P, P, V
D. C, N, T
Câu 19: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li
A. tập tính.
B. không gian.
C. sinh sản.
D. địa lí.
Câu 20: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
B. Tạo thành các côaxecva
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
Câu 21: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)
B. Oxy (O2) và nitơ (N2)
C. Xianôgen (C2N2)
D. Hơi nước (H2O)
Câu 22: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:
A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép
B. Tác động của các enzim và nhiệt độ
C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, ...)
D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
Câu 24: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:
A. Sự xuất hiện các enzim
B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic
C. Sự tạo thành các côaxecva
D. Sự hình thành màng
Câu 25: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự
A. Cách li sinh sản
B. Cách li di truyền
C. Cách li sau hợp tử
D. Cách li thời gian
Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A. du nhập gen.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. giao phối ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 28: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.
C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?
(1) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
(1) Xác của các sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp băng hoặc trong các lớp hổ phách được coi là một dạng hoá thạch.
(3) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
(4) Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 30: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá.
B. khác khu vực địa lí.
C. bằng cách li tập tính.
D. bằng cách li sinh thái.
Đáp án và thang điểm
Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | A | A | D | B | C | D | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | A | A | C | A | C | A | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | C | D | B | A | B | D | B | B | D |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |