1 Bài hát Một đời người, một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:
“... Ai cũng một thời trẻ trai,
Cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu?
Phải đâu trong đục cũng đành?
Phải không em? Phải không anh?...”
Suy nghĩ của em về lời hát trên.
YÊU CẦU:
a. Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Xác lập thái độ sống, quan điểm sống của tuổi trẻ. (0,25đ)
2. Thân bài:
* Giải thích lời bài hát: (1,25đ)
- Thời trẻ trai: Chỉ giai đoạn tuổi thanh niên, trẻ trung, khoẻ khoắn, sôi nổi nhất của con người.
- May nhờ rủi chịu: Thái độ sống thụ động, buông xuôi, phó mặc số phận, tin vào sự may rủi trong cuộc đời.
- Trong đục cũng đành: Sống cam chịu, an phận, lẩn tránh…
-> Ý nghĩa: Lời nhắn nhủ tha thiết về một quan niệm sống tích cực: Phải biết chủ động tạo dựng cuộc sống, biết gánh vác, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi thử thách, không thụ động buông trôi, phó mặc số phận, không cam chịu, an phận; biết giữ gìn nhân cách, những giá trị tốt đẹp của bản thân.
* Bàn luận, đánh giá: (2,25đ)
Lời hát là thông điệp về một quan niệm sống đúng đắn, tích cực của tuổi trẻ vì:
- Tuổi trẻ phải ý thức được vị trí của mình trong xã hội, từ đó chủ động tạo dựng cuộc sống của bản thân:
- Biết chủ động tạo dựng cuộc sống, chúng ta sẽ luôn thành công, đóng góp công sức của mình cho xã hội, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Dẫn chứng)
- Ngược lại, nếu sống thụ động, chấp nhận số phận, sống nhờ may rủi bản thân mỗi con người sẽ không khẳng định được vị trí của mình, không thành công, thậm chí có thể bị xã hội lên án. Sống chấp nhận trong, đục còn có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách (Dẫn chứng).
- Biết giữ gìn nhân cách, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để bản thân trở thành con người có văn hóa, có ý nghĩa đối với xã hội. (Dẫn chứng)
- Cần phê phán những người không biết quý trọng tuổi trẻ, không xây dựng được quan điểm sống đúng đắn. Những kẻ sống thụ động, an phận, thiếu ý chí, nghị lực. (Dẫn chứng)
- Bài học:
- Biết xây dựng cho mình lí tưởng sống cao đẹp: sống chủ động, sống để cống hiến.
- Biết tự bồi dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, tình yêu thương.
- Không chấp nhận lối sống tiêu cực: thụ động, an phận, để cái xấu tác động đến nhân cách của mình.
3. Kết bài: (0,25đ)
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân: Thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, tích cực học tập, rèn luyện ý chí, nghị lực và kĩ năng sống, luôn năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xV
2 Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận (Phần này cho: 2,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào: Là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: Động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng...
- Yêu thương: Là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm... (Ví dụ: Sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ, của thầy cô..., những lời nói thẳng nói thật của bạn bè........)
- Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương. (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối... (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho: 2,0 điểm)
- Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: Không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình...
- Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh...
- Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình. (Liên hệ bản thân)
3 Văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: "
Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "
chiếc bóng" trong tác phẩm "
Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ để làm rõ điều đó.
Yêu cầu cụ thể
a. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học (1 điểm):
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (...), để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời...của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Nhà văn chỉ thực sự là "người thư kí trung thành của thời đại" (H.Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút.
b. Đánh giá giá trị của chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương" (4 điểm):
* Giá trị nội dung (2 điểm):
- "Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha phải xa nhà đi chinh chiến trong lòng đứa thơ.
- "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến coi trọng nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh dù nguyên nhân gây ra là vô lý. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch xã hội.
- "Chiếc bóng" còn xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất khắc hoạ sâu thêm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
* Giá trị nghệ thuật (2 điểm):
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm: Chi tiết "chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút cho truyện, tạo lên mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý:
- Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ vợ "thất tiết" ...
- Hợp lý: chế độ nam quyền cùng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất hạnh của Vũ Nương.
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích, "Miếu vợ chàng Trương") tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ.
4Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.
Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
- Cái này tớ bị rách mất 1 phần rồi,mong có thể giúp đỡ cho bạn