Câu I1. Kim loại nào được phát hiện đầu tiên?
B - Đồng
2. Hai Bà Trưng đã đánh bại tướng nào của Trung Quốc?
A - Tô Định
3. Nhà Lương chia nước ta làm mấy châu?
B - 6
4. Theo truyền thuyết, vũ khí hiện đại nhất thời An Dương Vương là gì?
C - Nỏ thần
Câu II1. Bộ máy nhà nước Hùng Vương:Đứng đầu là Vua Hùng Vương, tiếp đó là các Lạc Hầu, Lạc Tướng, dưới nữa là các Bồ Chính (xem hình ảnh)
Từ đó ta thấy:
- Bộ máy nhà nước có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Đây là nhà nước chưa có luật pháp và quân đội.
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Những hiểu biết về đất nước Chăm-paNước Chăm Pa độc lập ra đời- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm 5 huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
- Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Chăm-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Chăm-pa:- Văn hoá: chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
+ Từ thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng (chữ Phạn - Ấn Độ).
+ Nhân dân theo đạo Bà-La-Môn, đạo Phật.
+ Có tục hỏa táng, ở nhà sàn, ăn trầu.
+ Nghệ thuật đền tháp đặc sắc.
+ Nhân dân Chăm - Việt có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời.
- Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh, công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán,... đều phát triển.
+ Nông nghiệp: Trồng lúa nước hai vụ trên ruộng bậc thang, tạo guồng dẫn nước, dùng trâu bò làm sức kéo cày.
+ Ngoài ra còn trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Khai thác lâm, thổ sản, làm gốm, đánh cá.
+ Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng (nhân dân Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ).
Nghệ thuật kiến trúc người Chăm Pa:- Hình dáng độc đáo, nghệ thuật tinh xảo...
- Đậm đà bản sắc, thể hiện tính cách, tâm hồn người Chăm.