LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Diễn biến cuộc kháng chiến Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần 1

3 trả lời
Hỏi chi tiết
957
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
04/04/2018 20:50:24

1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất

Từ năm 1867, sau khi cả sáu tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng đầu hàng đã chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”, tuy đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật hoặc vào Nam học tiếng Pháp.

Đối với sáu tỉnh Nam Kì, dường như triều đình Huế đã mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ gì đến việc giành lại.

Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.

Đời sống ngày một khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày một nhiều. Dọc theo biên giới hai nước Việt-Lào, đồng bào Mường ngoài Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. Lợi dụng tình thế đó, bọn thổ phỉ, hải phỉ (từ Trung Quốc tràn sang) cũng nổi lên cướp phá ở nhiều nơi. Để đối phó, nhà Nguyễn đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân, đồng thời cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp các toán phỉ. Trong khi đó, ở Nam Kì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc thôn tính cả nước ta.

Đứng trước vận nước nguy nan, một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao, có dịp đi nước ngoài, tầm mắt rộng mở như : Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền….và nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng phần lớn các đề nghị cải cách đã không được thực hiện.

2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước.Chúng phái gián điệp ra Bắc , điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt ta liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc-Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.

Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng ĐUy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi đội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).

3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.

Ngay khi Gác-ni-ê đến Hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độ. Kho thuốc súng ở bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.

Khi nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thành Hà (sau được đổi tên là Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt. ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.

Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…., quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.

Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.

Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Hiệp ước năm 1874 gồm 22 khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng….

Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ngọc Trâm
04/04/2018 20:50:30

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước.Chúng phái gián điệp ra Bắc , điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt ta liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc-Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.

Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng ĐUy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi đội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).

3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.

Ngay khi Gác-ni-ê đến Hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độ. Kho thuốc súng ở bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.

Khi nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thành Hà (sau được đổi tên là Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt. ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.

Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…., quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.

Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.

Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Hiệp ước năm 1874 gồm 22 khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng….

Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.

0
0

2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước.Chúng phái gián điệp ra Bắc , điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt ta liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc-Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.

Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng ĐUy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi đội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).

3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.

Ngay khi Gác-ni-ê đến Hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độ. Kho thuốc súng ở bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.

Khi nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thành Hà (sau được đổi tên là Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt. ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.

Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…., quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.

Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.

Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Hiệp ước năm 1874 gồm 22 khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng….

Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư