QÚA TRÌNH VẬN CHUYỂN CHẤT KHOÁNG:
-Đầu tiên các ion được hấp thụ vào trong các tế bào của vỏ và biểu bì theo con đường cộng bào
-Cuối cùng khi tới được nội bì rễ bằng cách đi qua các sợi liên bào rồi được chuyển từ nội bì vào trong mạch gỗ rồi được vận chuyển lên trên theo dòng nước thông qua sự thoát hơi nước.
Điều này mở ra một câu hỏi rằng tại sao khoáng hòa tan không đi trực tiếp từ ngoài vào thẳng trong mạch gỗ mà phải thông qua các tế bào nội bì được thông với nhau bằng cầu liên bào rồi mới vào mạch gỗ?
-Câu trả lời chính là vành đai Caspary của nội bì.
-Đai caspary, đó là vách tế bào bị suberin hóa không thấm nước và các chất tan. Đai caspary bao quanh hoàn toàn mỗi tế bào nội bì tạo nên vành đai ngăn cách trong gian bào giữa vỏ và trung trụ của rễ.
-Dòng vật chất buộc phải đi vòng xuyên qua các tế bào thấm (các cánh cửa) tồn tại giữa đai caspary. Tế bào thấm là các tế bào có vách mỏng không bị suberin hóa. Sự vận chuyển theo gian bào (con đường qua thành tế bào) là rất quan trọng, đặc biệt đối với các chất như calci, magnes, nhôm là những chất khó di chuyển qua màng sinh học khi vận chuyển theo con đường tế bào chất.
-Vai trò:rất quan trọng trong sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều chỉnh dòng vật chất vào trụ mạch dẫn. Đây là một vòng đai ngăn cản sự di chuyển của nước và muối theo chiều ngang trong thân cây. Nếu không đi qua con đường này, sự điều chỉnh muối khoáng không chọn lọc sẽ khiến cây héo úa rồi chết.