Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III - II TCN ở nước Âu Lạc?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
8.929
103
22
NoName.103
08/06/2016 07:19:44
Nhận xét việc xây dựng công trình thành Cổ Loa ở nước Âu Lạc thế kỷ III - II trước Công nguyên:
Khái quát thông tin thành Cổ Loa:
- Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín.
- Tổng chiều dài (chu vi 3 vòng) khoảng 16000 m (16km).
- Cao khoảng 5 - 10 m.
- Bề mặt thành rộng khoảng 10 m.
- Chân thành rộng 10 - 20 m.
- Có hào bao quanh và thông nhau.
- Bố trí các cửa thành, pháo đài.
Nhận xét:
Thành Cổ Loa là một quân thành, là một công trình xây dựng quy mô, độc đáo của nhân dân Âu Lạc, là hệ thống phòng thủ vững chắc với lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt. Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
21
41
Trần Lan
11/06/2016 03:37:19

Nhận xét việc xây dựng công trình thành cổ Loa ở nước Âu Lạc:

- Thời gian xây: dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên

- Nguyên vật liệu dùng để xây thành: Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt

- Quy mô: ba vòng thành, chu vi, các hào thông các thành, thông với sông Hoàng

 + Thành có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,58 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối

+ Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

+ Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.

+ Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hồng

 

- Bố trí các cửa thành, pháo đài:

+ Cửa thành: Số lượng cửa mở ra ở các vòng tường thành khác nhau. Thành Nội chỉ mở một cửa quay về hướng Nam, trông ra đình Cổ Loa. Thành Trung mở bốn cửa: Cửa Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc và cửa Tây Nam. Mỗi cửa có một miếu xây trên mặt tường thành - thờ quan coi cổng thành. Riêng cửa Nam nơi hai vòng thành gặp nhau và có lẽ cũng là cửa chính được xây hai miếu ở hai bên.Thành Ngoại tuy rất dài và rộng cũng chỉ mở ba cửa: cửa Nam, cửa Bắc và cửa Tây Nam. Tuy một số cửa thành Trung và thành Ngoại mở cùng một hướng, nhưng do chu vi khác nhau nên các cửa thành không nằm trên trục thông nhau.  Ngoài tám cửa thành trên, còn có cửa ra bằng đường thuỷ, nên có người gọi là “cửa nước”. Cửa thứ nhất mở ra hướng Đông, nơi nối các dòng chảy trong thành qua cống Cửa Song ra sông Hoàng. Cửa thứ hai dưới chân gò Cột Cờ. Cửa này cắt ngang tường thành Ngoại đưa nước sông Hoàng hoà vào hào thành Ngoại và thành Trung. Đây hẳn là lối ra vào của thuyền bè. Theo nhân dân cho biết, xưa ở đây cũng có xây miếu thờ thần giữ cửa, nhưng miếu đã bị phá.

+ Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu.

- Đánh giá: thể hiện trình độ phá triển của nước Âu Lạc (quân sự, xã hội, văn hóa), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ

+ Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.

+ Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

+ Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa thời An Dương Vương.

6
11
NoName.143812
19/12/2017 22:54:31
Hay
9
2
NoName.384874
19/12/2018 19:53:57
nhận xét:
- Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn, có vai trò như một căn cứ quân sự và là một vị trí phòng thủ kiên cố của một quốc gia.
- Việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III - II TCN, khi mà trình độ kĩ thuật nhìn chung còn rất thấp kém đã thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và khả năng sáng tạo của nhân dân Âu Lạc.
- Thành Cổ Loa được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo