- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn còn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển. Ph. Ăng-ghen nhận định: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học”.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông".
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: chỉ có đem những tri thức thu nhận được ra kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
=> Kết luận: Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức. Do đó trong học tập, trong cuộc sống phải coi trọng vai trò của hoạt động thực tiễn.