Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể những câu chuyện nói về những đức tính sau: liêm khiết, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, giữ chữ tín. Em phải có trách nhiệm gì để giữ gìn những phẩm chất trên

Em hãy kể những câu chuyện nói về những đức tính sau: liêm khiết, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, giữ chữ tín. Em phải có trách nhiệm gì để giữ gìn những phẩm chất trên
( gợi ý : tuyên truyền, phát động, kêu gọi, ý thức bản thân,vv...)
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.636
1
9
doan man
15/01/2019 11:15:48
*Liêm khiết
tui thấy có một cô gái đi trước tui làm rớt cái xách tay ,tui nhặt nó lên và dĩ nhiên đưa lại cho cô ấy. cô gái ấy liền mỡ cái xách tay ra và xĩ vào mặt tui mà rằng còn một triệu đồng tiền mặt đâu đưa lại đây mau.,thế là bấm bụng tui móc trong túi ra một triệu đồng đưa cho cô ta. từ rày thề với lòng ko bao zờ zám liêm khiết nữa....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
doan man
15/01/2019 11:17:50
Giữ chữ tín
___________________________________
Thời Đông Hán, Trương Thiệu ở quận Như Nam và Phạm Thức ở quận Sơn Dương cùng học ở kinh thành Lạc Dương, khi kết thúc thời gian học tập, họ chia tay nhau, Trương Thiệu đứng ở đầu đường nhìn chim nhạn bay trên bầu trời nói: ‘Hôm nay chia tay, không biết đến bao giờ gặp lại ” vừa nói vừa khóc. Phạm Thức kéo tay Trương Thiệu, khuyên rằng: ‘Người anh em, chớ có đau lòng. Mùa thu hai năm sau, tôi nhất định sẽ đến nhà anh thăm hỏi cha mẹ anh, cùng anh hội ngộ”. Lá rơi xào xạc, hoa cúc nở rộ, đã đến mùa thu hai năm sau. Trương Thiệu tự nhiên nghe thấy tiếng chim nhạn kêu trên trời, tâm tư thay đổi, bết giác tự nói với mình: “Anh ấy sắp đến rồi”. Nói xong liền nhanh chóng quay về nhà, nói với mẹ: “Mẹ ơi, vừa nãy con nghe thấy tiếng chim nhạn kêu, Phạm Thức sắp đến rồi, chúng ta chuẩn bi thôi”.
Mẹ anh không tin, lắc đầu than vãn: “Ngốc ạ, quận Sơn Dương cách đây hàng nghìn dặm, Phạm Thức làm sao mà đến được”, Trương Thiệu nói: “Phạm Thức là người chân thành, thật thà, giữ chữ tín, anh ấy không thể không đến”. Mẹ già đành phải nói: “Được rồi, nó sẽ đến, mẹ đi chuẩn bị rượu thịt đây”. Thực ra, mẹ Trương Thiệu không tin, chỉ sợ con trai đau lòng, nên an ủi mà thôi. Ngày hẹn đã đến Phạm Thức quả nhiên đến. Bạn cũ trùng phùng, nồng ấm khác thường. Mẹ Trương Thiệu cảm động lau nước mắt và nói: “Thiên hạ thực sự có người bạn giữ lời hứa đến thế sao?” Câu chuyện về Phạm Thức giữ lời hứa luôn được hậu thế truyền tụng noi gương.
________________________
ủng hộ mk 5* nhé
5
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/01/2019 11:30:08
1.Tính liêm khiết của Mạc Đỉnh Chi
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
3
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/01/2019 11:32:17
Câu chuyện về giữ chữ tín: Câu chuyện về bó rau
Ăn rau không chú ơi, ăn hộ mớ rau đi. Một giọng khàn khàn, run run của một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã đàn ông, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy. Gã liếc xuống nhìn xuống những mớ rau rồi đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Rồi phóng xe nhanh. Hắn nghĩ, mình thương người thì ai thương mình. Tiếng vọng của bà cụ vẫn con đó.
Lại có một cô gái nghe bà cụ mời mua rau. Rau như thế thì heo cũng không thèm ăn, nói chi người. Tiếng chát chua phát ra từ miệng cô.
Rồi có một người đàn ông khác đi đến, nghe thấy thế, liền hỏi giá bán rau, và mua hết số rau của bà già, nhưng cũng không quên dặn rằng: cho tôi gửi, khi về sẽ ghé lấy.
Ít hôm sau, người đàn ông ghé lại chỗ bà cụ bán rau, thì người ta đang bàn tán về bà.
Anh hỏi có chuyện gì vậy, bà cụ bán rau đâu rồi?
Họ trả lời: Tội nghiệp bà cụ, già cả rồi, vậy mà hôm nọ có người mua rau rồi gửi lại, bà cố ngồi chờ để chủ đến lấy rau nhưng chẳng thấy họ đâu cả. Hôm đó trời trời lại mưa dữ dội suốt ngày, bà cụ cứ ngồi chờ đợi hoài trong giá rét. Vì lạnh quá bà già chịu không nổi, nên ngã bệnh và đã qua đời...
Câu truyện trên thật cảm thương về hoàn cảnh nghèo của bà. Đáng lẽ bà được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sống trong cảnh an nhàn thư thái của tuổi già, cùng vui với con cái cháu chắt.
Câu truyện trên thật cảm kích về hành động của bà khi mời khách, chờ khách. Dù già, dù nghèo, dù mưa gió, nhưng không vì thế mà bà thất hứa, nuốt lời. Bà muốn được người khác tôn trọng, nên bà đã giữ lòng tự trọng. Và bằng mọi cách để giữ chữ tín.
2
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/01/2019 11:36:52
Trách nhiệm của bản thân:
Để giữ tính liêm khiết:
- Không nhận hối lộ
- Không sống nhỏ nhen ích ích
- Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen
- Không làm chuyện xấu vì mục đích làm giàu
Để giữ chữ tín
- Làm tốt công việc được giao
- Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
- Lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.
Để giữ việc tôn trọng lẽ phải:
- Hiểu rõ được tôn trọng lẽ phải là gì, vận dụng nó vào cuộc sống thực tế
- Vâng lời cha mẹ, thầy cô,..
- Thực hiện đúng nội quy trường lớp, 5 điều bác hồ dạy
- Làm tròn trách nhiệm của một người con, người học sinh
- Biết điều chỉnh hành vi sai trái và chỉnh sửa theo hướng tích cực
- Không chấp hành hay làm theo những điều sai trái, ko ủng hộ tuân theo những cái xấu như ( quay cóp trong bài kiểm tra, ko che giấu những điều sai của bạn mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×