C.1:
Ai cũng biết rồi. 2 cực cùng tên thì đẩy nhau mà khác tên thì hút nhau. Vậy sau khi đã xác định được 2 cực của thanh nam châm "vô danh" bằng cách thử lực hút-đẩy: tại 2 cực thì lực hút-đẩy là mạnh nhất. Đưa cực vd. bắc (N) của thanh nam châm đã biết, sát vào cực bất kì của nam châm "vô danh", nếu bị hút thì đó là cực nam (S),còn nếu bị đẩy thì đó là cực bắc (N).
C.2:
Có thể áp dụng cách tạo la bàn đơn giản, giả sử rằng ta đã biết hướng bắc và nam trong địa bàn rồi (bằng cách xem hướng đi của mặt trời, xem chiều nắng thôi,...có ty tỷ cách), thế này:
1) Dùng 1 kim khâu treo trên sợi chỉ để xác định 2 cực của nam châm "vô danh" (như trên kia).
2) Tháo chỉ rồi lau cây kim khâu thật khô rồi gại đầu kim dăm ba lần vào một cực (đã đánh dấu) của nam châm vô danh. Lưu ý: gại (vuốt) chậm rãi và chỉ theo 1 chiều, nhằm tạo nhiễm từ cho cây kim.
3) Thận trọng đặt ngang cây kim lên mặt nước trong một cái chén, hoặc cái bát (kim khô sẽ không bị ướt và không chìm). Nhớ xung quanh không có nhiều sắt thép, gây nhiễu từ trường của Trái Đất.
4) Nổi trên mặt nước, cây kim sẽ quay và chỉ hướng như một cây kim la bàn. Đầu kim đã được gại mà chỉ hướng bắc thì cực gại của nam châm vô danh là cực nam, và ngược lại.