Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy phân tích các nét chính và cơ bản của lịch sử 10

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
705
1
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 21:52:52
CHUYÊN ĐỀ
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (2 Tiết)- HỌC KÌ I.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ SUY YẾU CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC.
1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc .
- Thời cổ đại trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang thường xuyên xảy ra sự xung đột thôn tính giữa các quốc gia nhỏ. Đến thế kỷ IV TCN nhà Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ.Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Năm 206TCN, nhà Hán thay thế nhà Tần tiếp tục củng cố chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Năm 220, nhà Hán lung lay sụp đổ Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc kéo dài. Đến năm 618, Lý Uyên đã dẹp các phe đối lập và lập ra nhà Đường đưa chế độ phong kiến Trung Quốc lên đỉnh cao (618-907).
- Cuối thế kỷ X đến thế kỷ XII, Trung Quốc rơi vào thời kỳ Ngũ đại thập quốc .
- Năm 1271, nhà Nguyên được thiết lập ở Trung Quốc .
- Từ 1368 -1644, nhà Minh cai trị ở Trung Quốc . Ở thơi kỳ này bắt đầu xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa báo hiệu sự suy yếu của chế độ phong kiến
- 1644 -1911, nhà Thanh thay thế cho triều Minh. Mặc dù có nhiều chính sách nhằm khôi phục chế độ phong kiến nhưng do nguyên nhân khách quan chủ quan chế độ phong kiến dần suy sụp.
2. Sự phát triển trên các mặt chính trị, kinh tế xã hội của Trung Quốc thời phong kiến.
2.1 Chính trị : Chế độ chính trị xuyên suốt của lịch sử Trung Quốc là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Dưới thời nhà Tần Hán đã khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền. Đứng đầu là Hoàng đế có quyền tuyệt đối, dưới vua có hệ thống quan văn (đứng đầu là Thừa tướng ) và quan võ (đứng đầu là Thái úy) giúp việc.
- Dưới thời nhà Đường bộ máy cai trị được hoàn chỉnh :
+ Củng cố chính quyền trung ương nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương trấn ải miền biên cương.
+ Mở các khoa thi tuyển chọn người tài ra làm quan.
Đến thời Minh-Thanh đã lập ra 6 bộ (bộ Hộ, bộ Lại, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công) hoàn chỉnh bộ máy quan lại.
2.2 Kinh tế xã hội: Kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc dựa trên mối quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ và nông dân.
- Thời Tần Hán quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã, kinh tế phong kiến được xác lập.
- Thời Đường kinh tế phong kiến phát triển toàn diện đỉnh cao là sự ra đời của chế độ quân điền mà biểu hiện rõ nét nhất là việc thực hiện nghĩa vụ của nông dân với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu,áp dụng kỹ thuật canh tác mới làm gia tăng sản lượng nông nghiệp. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt.
- Đến thời Minh, Thanh trong nông nghiệp tình trạng bao chiếm ruộng đất vào tay địa chủ quý tộc diễn ra nghiêm trọng bên cạnh đó mầm mống quan hệ sản xuất tư
- Xã hội tồn tại hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân thông qua mối quan hệ bóc lột về địa tô. Với sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh Thanh làm cho xã hội bắt đầu hình thành thêm những tầng lớp mới.
2.3. Ngoại giao : Chính sách ngoại giao xuyên suốt là đẩy mạnh việc xâm lược thôn tính các vùng xung quanh để mở rộng lãnh thổ.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.
2.1 Tư tưởng, tôn giáo.
- Nho giáo : Giữ vai trò quan trọng là hệ tư tưởng chính .Người khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Đến thời Hán Vũ Đế Nho học trở thành công cụ sắc bén phục vụ nhà nước phong kiến tập quyền.Nho giáo đề cao quan hệ giữa :vua-tôi,cha-con,chồng-vợ là giường mối kỷ cương của đạo đức phong kiến.Bên cạnh đó Nho học một mặt đề xướng con người phải tu thân rèn luyện đạo đức mặt khác phải giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của quốc gia là tôn quân còn đối với gia đình là phải giữ tròn chữ hiếu.
- Phật giáo: Du nhập từ Ấn Độ sang Trung Quốc và được phát triển thịnh đạt nhất vào thời Đường và thời Tống.
2.2 Sử học.
- Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đăt nền móng cho nền sử học là Tư Mã Thiên. Bộ sử ký do ông soạn thảo là một tác phẩm có giá trị cao về mặt tư liệu.Đến thời Đường chính quyền phong kiến đã thành lập Sử quán để biên soạn lịch sử nước nhà.
2.3Văn học.
- Đây là lĩnh vực nổi tiếng nhất của nền văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến .
+Thơ Đường đã phản ánh bộ mặt xã hội Trung quốc và là đỉnh cao của nghệ thuật với các nhà thơ nổi tiếng như : Bạch Cư Dị,Lý Bạch,Đỗ Phủ.Thơ Đường đã có ảnh hưởng nhất định đến nền văn học của các quốc gia trong khu vực.
+ Tiểu thuyết là hình thức văn học mới bắt đầu phát triển vào thời Minh Thanh.Dựa vào các sự kiện lịch sử các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết với nhiều tác phẩm nổi tiếng như : Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung ,Thủy hử của Thi Nại Am ,Tây du ký của Ngô Thừa Ân,Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
2.4.Khoa học kỹ thuật.
- Toán học ,Thiên văn học và Y dược có được những thành tựu quan trọng.
- Về kỹ thuật có 4 phát minh là : làm giấy ,nghề in ,la bàn ,thuốc súng .Đó là những cống hiến quan trọng của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.
2.5.Kiến trúc nghệ thuật
Các công trình kiến trúc còn lưu giữ đến ngày nay như: Vạn lý trường thành , cung điện cổ kính ,và những bức tượng Phật sinh động…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 21:53:54
​Chương Trình Lịch Sử Lớp 10
PHẦN I - LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương 1. Xã hội nguyên thuỷ (2 tiết)
Bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ
Bài 2. Xã hội nguyên thuỷ
Chương 2. Xã hội cổ đại (4 tiết)
Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông
Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma
Chương 3. Trung Quốc thời phong kiến (2 tiết)
Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến (P1)
Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến (P2)
Chương 4. Ấn Độ thời phong kiến (2 tiết)
Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hoá truyền thống Ấn Độ
Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền văn hoá đa dạng của Ấn Độ
Chương 5. Đông Nam Á thời phong kiến (2 tiết )
Bài 8. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc chính ở Đông Nam Á
Bài 9. Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào
Chương 6. Tây Âu thời trung đại (4 tiết)
Bài 10. Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV
Bài 11. Tây Âu thời hậu kỳ trung đại
Bài 12. Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại
PHẦN II - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
Chương I: Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thế kỷ X (4 tiết)
Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy
Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Bài 15 - 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P1)
Bài 15 - 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P2)
Chương II: Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV (4 tiết)
Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV
Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV
Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thế kỷ X - XV
Chương III: Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVIII (4 tiết)
Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII
Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI - XVIII
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII.
Bài 24. Tình hình văn hoá ở các thế kỷ XVI - XVIII
Chương IV: Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX (2 tiết)
Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX)
Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
Bài 27. Quá trình dựng nước và giữ nước
Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
PHẦN III - LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
0
0
Anh Pham
26/03/2018 21:57:12
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ SUY YẾU CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC.
1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc .
- Thời cổ đại trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang thường xuyên xảy ra sự xung đột thôn tính giữa các quốc gia nhỏ. Đến thế kỷ IV TCN nhà Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ.Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Năm 206TCN, nhà Hán thay thế nhà Tần tiếp tục củng cố chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Năm 220, nhà Hán lung lay sụp đổ Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc kéo dài. Đến năm 618, Lý Uyên đã dẹp các phe đối lập và lập ra nhà Đường đưa chế độ phong kiến Trung Quốc lên đỉnh cao (618-907).
- Cuối thế kỷ X đến thế kỷ XII, Trung Quốc rơi vào thời kỳ Ngũ đại thập quốc .
- Năm 1271, nhà Nguyên được thiết lập ở Trung Quốc .
- Từ 1368 -1644, nhà Minh cai trị ở Trung Quốc . Ở thơi kỳ này bắt đầu xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa báo hiệu sự suy yếu của chế độ phong kiến
- 1644 -1911, nhà Thanh thay thế cho triều Minh. Mặc dù có nhiều chính sách nhằm khôi phục chế độ phong kiến nhưng do nguyên nhân khách quan chủ quan chế độ phong kiến dần suy sụp.
2. Sự phát triển trên các mặt chính trị, kinh tế xã hội của Trung Quốc thời phong kiến.
2.1 Chính trị : Chế độ chính trị xuyên suốt của lịch sử Trung Quốc là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Dưới thời nhà Tần Hán đã khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền. Đứng đầu là Hoàng đế có quyền tuyệt đối, dưới vua có hệ thống quan văn (đứng đầu là Thừa tướng ) và quan võ (đứng đầu là Thái úy) giúp việc.
- Dưới thời nhà Đường bộ máy cai trị được hoàn chỉnh :
+ Củng cố chính quyền trung ương nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương trấn ải miền biên cương.
+ Mở các khoa thi tuyển chọn người tài ra làm quan.
Đến thời Minh-Thanh đã lập ra 6 bộ (bộ Hộ, bộ Lại, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công) hoàn chỉnh bộ máy quan lại.
2.2 Kinh tế xã hội: Kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc dựa trên mối quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ và nông dân.
- Thời Tần Hán quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã, kinh tế phong kiến được xác lập.
- Thời Đường kinh tế phong kiến phát triển toàn diện đỉnh cao là sự ra đời của chế độ quân điền mà biểu hiện rõ nét nhất là việc thực hiện nghĩa vụ của nông dân với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu,áp dụng kỹ thuật canh tác mới làm gia tăng sản lượng nông nghiệp. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt.
- Đến thời Minh, Thanh trong nông nghiệp tình trạng bao chiếm ruộng đất vào tay địa chủ quý tộc diễn ra nghiêm trọng bên cạnh đó mầm mống quan hệ sản xuất tư
- Xã hội tồn tại hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân thông qua mối quan hệ bóc lột về địa tô. Với sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh Thanh làm cho xã hội bắt đầu hình thành thêm những tầng lớp mới.
2.3. Ngoại giao : Chính sách ngoại giao xuyên suốt là đẩy mạnh việc xâm lược thôn tính các vùng xung quanh để mở rộng lãnh thổ.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.
2.1 Tư tưởng, tôn giáo.
- Nho giáo : Giữ vai trò quan trọng là hệ tư tưởng chính .Người khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Đến thời Hán Vũ Đế Nho học trở thành công cụ sắc bén phục vụ nhà nước phong kiến tập quyền.Nho giáo đề cao quan hệ giữa :vua-tôi,cha-con,chồng-vợ là giường mối kỷ cương của đạo đức phong kiến.Bên cạnh đó Nho học một mặt đề xướng con người phải tu thân rèn luyện đạo đức mặt khác phải giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của quốc gia là tôn quân còn đối với gia đình là phải giữ tròn chữ hiếu.
- Phật giáo: Du nhập từ Ấn Độ sang Trung Quốc và được phát triển thịnh đạt nhất vào thời Đường và thời Tống.
2.2 Sử học.
- Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đăt nền móng cho nền sử học là Tư Mã Thiên. Bộ sử ký do ông soạn thảo là một tác phẩm có giá trị cao về mặt tư liệu.Đến thời Đường chính quyền phong kiến đã thành lập Sử quán để biên soạn lịch sử nước nhà.
2.3Văn học.
- Đây là lĩnh vực nổi tiếng nhất của nền văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến .
+Thơ Đường đã phản ánh bộ mặt xã hội Trung quốc và là đỉnh cao của nghệ thuật với các nhà thơ nổi tiếng như : Bạch Cư Dị,Lý Bạch,Đỗ Phủ.Thơ Đường đã có ảnh hưởng nhất định đến nền văn học của các quốc gia trong khu vực.
+ Tiểu thuyết là hình thức văn học mới bắt đầu phát triển vào thời Minh Thanh.Dựa vào các sự kiện lịch sử các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết với nhiều tác phẩm nổi tiếng như : Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung ,Thủy hử của Thi Nại Am ,Tây du ký của Ngô Thừa Ân,Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
2.4.Khoa học kỹ thuật.
- Toán học ,Thiên văn học và Y dược có được những thành tựu quan trọng.
- Về kỹ thuật có 4 phát minh là : làm giấy ,nghề in ,la bàn ,thuốc súng .Đó là những cống hiến quan trọng của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.
2.5.Kiến trúc nghệ thuật
Các công trình kiến trúc còn lưu giữ đến ngày nay như: Vạn lý trường thành , cung điện cổ kính ,và những bức tượng Phật sinh động…
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1/Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề, HV:
- Khái quát sự hình thành xã hội cổ đại TQ
- Những nét chính về sự hình thành chế độ PK ở TQ
- Những nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
- Nêu và phân tích những thành tựu văn hoá TQ thời phong kiến: nho giáo, sử học, văn học, kiến trúc, kĩ thuật…
3/Kĩ năng
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, rèn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh và rút ra kết luận.
- Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.
- Nắm vững các khái niệm cơ bản trong bài
4/Định hướng các năng lực hình thành
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề: Lược đồ, sơ đồ, bảng hệ thống lịch sử.
+ Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1/Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ Trung Quốc phong kiến .
- Hình ảnh Cố cung Bắc Kinh, Vạn Lí Trường thành, Tượng người bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
- Các tư liệu về triều đại phong kiến Trung Quốc.
2/Chuẩn bị của học sinh
- Chia lớp thành 2 nhóm, gv giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Hoàn thành bảng thống kê quá trình hình thành và phát triển các triều đại phong kiến Trung Quốc theo phiếu học tập (phụ lục 1)
+ Nhóm 2: Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu (phụ lục 2)
+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán, Đường.
- Sưu tầm hình ảnh: chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về Nho giáo và Phật giáo.
+ Nhóm 2: Sưu tầm các tư liệu, tài liệu về các tác phẩm văn học.
+ Nhóm 3: Sưu tầm tài liệu về các phát minh kĩ thuật.
+ Nhóm 4: Sưu tầm hình ảnh về kiến trúc – nghệ thuật.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
TIẾT 1
1/Giáo viên giới thiệu vào bài
Trung Quốc, một quốc gia lớn nhất châu Á đã từng có một nền văn minh cổ đại từ rất sớm. Đó cũng là cơ sở để TQ bước sang chế độ PK sớm hơn các nước khác và tồn tại cũng lâu hơn các nước khác (năm 221 TCN đến 1911). Chế độ PK TQ có ảnh hưởng rất nhiều đến nước ta.
2/Tổ chức các hoạt động học tập
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SUY YẾU CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ.
Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
(Hình thức tổ chức dạy học: hoạt động nhóm)
GV: - Yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm.
- Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: kết luận, chốt ý.
Tên triều đạiThời gian
Tần221 - 206 TCN
Hán206 TCN - 220
Đường618 - 907
Minh1368 - 1644
Thanh1644 - 1911
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Nhóm trưởng các nhóm báo cáo sản phẩm
- GV: nhận xét, chốt ý.
Nội dungTần - HánĐườngMinh - Thanh
Kinh tế - xã hội.Nền kinh tế phong kiến được xác lập- Kinh tế phong kiến phát triển toàn diện dựa trên chế độ quân điền
- TCN và TN bước vào giai đoạn thịnh đạt.- Kinh tế phong kiến đã bắt đầu sa sút.
- Xuất hiện mầm mống TBCN.
Chính trị- Bộ máy nhà nước còn sơ khai
Chia nước thành quận, huyện- Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh quyền lực tuyệt đối tập trung vào tay Hoàng đế.- Củng cố bộ máy cai trị bằng cách hoàn chỉnh bộ máy quan lại(6 bộ)
Đối ngoại- Mở rộng lãnh thổ phía Nam, Bắc.
- Chiến tranh xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam- Chiếm Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam.
=> Lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.Mở rộng buôn bán với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán, Đường.
Gv yêu cầu Hs vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Tần –Hán.
GV: Cho HS quan sát
TIẾT 2:
II.VĂN HÓA TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Hình thức tổ chức: Chia nhóm.
- GV: Chia cả lớp làm 4 nhóm chính và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
- Nhóm 1: những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc:
- Nhóm 2: Những thành tựu trên các lĩnh vực sử học, văn học?Trong các tác phẩm văn học em có ấn tượng với tác phẩm nào? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác phẩm đó
- Nhóm 3: Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật?cho biết nguồn gốc và vai trò của những thành tựu đó.
- Nhóm 4: Những thành tựu trên lĩnh vực kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu của Trung Quốc phong kiến.Hãy trình bày hiểu biết của em về 1 công trình kiến trúc- nghệ thuật cụ thể.
GV cho đại diện các nhóm trình bày và chốt ý:
1.Tư tưởng
* Nho giáo:
- Do Khổng Tử sáng lập, giữ vai trò quan trọng và trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước PK tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ PK TQ.
- Quan điểm:
+ Tam cương:
Đạo vua - tôi.
Đạo chồng -vợ.
Đạo cha - con.
+ Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
* Phật giáo:
- Học tập của Ấn Độ, phát triển nhất thời Đường (Đường Huyền Trang).
- Quan điểm: ăn hiền ở lành, chống tham, sân, si...
2. Sử học, văn học
* Sử học:
- Được nghiên cứu độc lập từ thời Tây Hán, mà người đặt nền móng tiêu biểu là Tư Mã Thiên với bộ "Sử kí" nổi tiếng về giá trị lịch sử và nghệ thuật. Nhà Đường còn lập Sử quán để biên soạn lịch sử.
- Thời Minh -Thanh cũng được chú ý hơn với những bộ sử nổi tiếng.
* Văn học:
Là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hoá TQ:
+ Thơ Đường: Đỗ Phủ, Lí Bạch, Bạch Cư Dị
+ Tiểu thuyết: Thời Minh-Thanh nổi tiếng là tiểu thuyết chương hồi: Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần...
3. Khoa học - kĩ thuật
* Toán học, Thiên văn học, y học:
- Cửu chương toán thuật thời Hán: phương pháp tính S, V; Tổ Xung Chi tìm ra số
p~ 3,1415926 (có 7 số lẻ) (sau này thêm 53589793…).
- Thời Tần, Hán phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết; Trương Hành tạo ra dụng cụ đo động đất là địa động nghi.
- Y học: Hoa Đà (thời Hán)- người đầu tiên của TQ biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân.
* Kĩ thuật: 4 phát minh quan trọng nhất và cũng là cống hiến lớn nhất của nhân dân TQ đối với nền văn minh nhân loại:
- Làm giấy.
- Kĩ thuật in.
- La bàn.
- Thuốc súng.
4. Kiến trúc - nghệ thuật
- Vạn lí Trường thành ( dài 5000km - SGK tr 35).
- Cung điện: Cố cung...
- Tượng Phật:
Hoạt động 5: Củng cố và ra bài tập về nhà
- Giáo viên hệ thống lại những nội dung của chuyên đề sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Học sinh sưu tầm tư liệu cho chuyên đề tiếp theo.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi bài tập
Nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
Quá trình lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc.Trình bày được những nét chính về quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc.Giải thích được sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường.Lập được niên biểu về tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc.
Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến- Trình bày được những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến.
- Kể tên được bốn phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc được đánh giá cao.- Giải thích được văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến đạt được nhiều thành tựu.
- Giải thích được khoa học kĩ thuật được phát triển rất sớm ở Trung Quốc- Lập được bảng hệ thống kiến thức về thành tựu văn hóa Trung Quốc.
- Nhận xét được việc người Trung Quốc phát minh ra giấy viết có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa thế giới.
Đánh giá được nhân dân Việt Nam tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa Trung Quốc như thế nào.
2/Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực.
2.1. Câu hỏi mức độ biết
Câu 1: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc ra đời như thế nào?
Câu 2: Sự phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường như thế nào?
Câu 3: Chế độ quân điền là gì? Nội dung của chế độ quân điền dưới thời Đường ở Trung Quốc như thế nào?
Câu 4: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã nảy nở ra sao?
Câu 5: Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 6: Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc, thời gian tồn tại? Triều đại nào chế độ phong kiến đạt đỉnh cao? Biểu hiện
Câu 7: Trình bày chính sách đối ngoại của triều đình Mãn Thanh.
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1: Căn cứ vào sơ đồ sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, em hãy giải thích các mối quan hệ được hình thành như thế nào?
Câu 2: Phân tích biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến Trung Quốc?
Câu 3: So với thời Tần – Hán, tổ chức bộ máy nhà nước thời Đường có gì thay đổi?
Câu 4: Vì sao văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đạt được nhiều thành tựu?
2.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp
Câu 1 : Vẽ sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
Câu 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần – Hán ở Trung Quốc.
Câu 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Minh.
Câu 4: So sánh bộ máy nhà nước thời Tần - Hán với bộ máy nhà nước thời Đường.
Câu 5: Tác dụng của chính sách quân điền.
Câu 6: Trình bày những hiểu biết của em về Khổng Tử. Quan điểm của Nho giáo về các mối quan hệ cơ bản trong xã hội Trung Quốc được thể hiện như thế nào?
2.4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao
Câu 1: Tại sao kinh tế TBCN không phát triển ở Trung Quốc?
Câu 2: Em biết gì về Tần Thủy Hoàng? Hãy trình bày sự hiểu biết của em về nhân vật lịch sử này bằng một đoạn văn khoảng 200 từ?
Câu 3: Hãy chứng minh đời Đường là sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến?
Câu 4: Theo em, quan điểm Nho giáo của khổng Tử có phù hợp với cuộc sống ngày nay hay không? Hãy giải thích quan điểm của em.
Câu 5: Việc phát minh ra giấy viết của người Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa thế giới như thế nào?
Câu 6: Qua tìm hiểu tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên, em có bình luận gì?
Câu 7: Qua việc tìm hiểu các tiểu thuyết thời kì Minh – Thanh, em hãy rút ra giá trị của các tiểu thuyết đó.
Câu 8: Văn học Trung Quốc thời Đường có ảnh hưởng như thế nào đến văn học Việt Nam thời Lí – Trần? Em hãy chỉ rõ ảnh hưởng đó.
Câu 9 : Từ chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến em hãy đánh giá mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam-Trung Quốc trong giải quyết các tranh chấp tại biển
Đông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×