Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn (10-12 câu) theo cách diễn dịch để phân tích nghệ thuật miêu tả sắc đẹp Thúy Vân của Nguyễn Du. Trong đó có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ là - chú thích dưới câu văn đó

1. Em hãy viết 1 đoạn văn (10-12 câu) theo cách diễn dịch để phân tích nghệ thuật miêu tả sắc đẹp Thúy Vân của Nguyễn Du. Trong đó có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ là - chú thích dưới câu văn đó
2.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Từ" hờn" trong câu thứ 2 của đoạn văn trên, có một bạn chép nhầm thành từ "buồn". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn ấy hiểu rằng chép sai như vậy đẫnhr hưởng đến ý nghĩa của câu thơ như thế nòa?

3. Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.076
5
9
nguyễn văn A
28/09/2017 20:54:43
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hoàng Giang
28/09/2017 20:55:44
2. - Giải thích: 
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Khônhg thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn) 
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du
1
3
nguyễn văn A
28/09/2017 20:55:50
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ xuất sắc Việt Nam cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19. Thuý Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều . Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả. 

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung: 

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Nga
Mai cốt cách tuyết tinh thần 
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu diệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tinh cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ . Tiếp đó tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân bằng các hình ảnh chọn lọc từ ngữ tiêu biểu : 

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoang trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Câu thơ mở đầu giới thiệu khái quát đuợc nhân vật bằng 4 chữ “trang trọng khác vời" , nói lên vẻ đuyết, tính cách nghiêm trang đứng đắn . 

Qua đó, Thuý Vân hiện lên là cô gái đoan trang phúc hậu. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường” , nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ hạnh phúc . 

Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nếu Thuý Vân được giới thiệu qua 4 câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thuý Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả : 

“Kiều càng sắc sảo mặn mà 
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nết xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một mai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”

Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thuỷ nét xuân sơn”(nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ. “Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung. Bằng hình ảnh nhân hoá “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tác giả làm nổi bật dung nhan của Kiều đằm thắm khiến hoa phải ghen, dáng trẻ trung đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Nàng có vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài: 

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương 
Khúc nhà tay lựa nên trương 
Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân”

Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. 

Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hoá phải ghen ghét vẻ đẹp của nàng “hoa ghen liễu hờn” nên số phận của nàng sẽ éo le đau khổ. 

Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du giới thiệu về cuộc sống của chị em Thuý Kiều “tuy là khách hồng quần” đẹp thế lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần kập kê nhưng cả hai vẫn sông một cuộc đời êm đềm trong khuôn phép gia giáo: 

“Êm đềm trướng dủ màn che 
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Đoạn thơ có âm điệu nhẹ nhàng tạo nên một cuộc sống yên vui êm ấm của những thiếu nữ phòng khuê.
1
1
Hoàng Giang
28/09/2017 20:56:38
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×