Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 dòng, trình bày suy nghĩ về vai trò của đồng tiền trong đời sống xã hội hiện nay

4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.590
2
1
sky
04/04/2019 21:29:55
Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Mint
04/04/2019 21:31:43
Không ai có thể phủ nhận và từ chối sức hấp dẫn và lợi ích mà tiền bạc mang lại. Thế nhưng, việc đặt đồng tiền từ chỗ là phương tiện duy trì cuộc sống trở thành mục đích sống dần biến con người ta trở thành những ham lợi, ích kỉ. Đồng tiền ngày nay có một sức mạnh thật đáng sợ. Trước đây, con người tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa. Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc lại tác động chi phối ngược lại đến đời sống con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất càng cao thì đồng tiền càng có vị thế. Hầu như mọi thứ trong đời sống vật chất đều có thể đánh đổi bằng tiền, thậm chí tiền trở thành đại diện cho quyền lực, danh tiếng, sự trọng vọng của xã hội… Chính vì thế mà có câu: “Tiền là tiên, là phật”.
Tuy nhiên, tiền cũng có những mặt tích cực của nó. Tạo ra tiền bằng công sức của chính mình, dùng đồng tiền đúng mục đích, dùng đồng tiền để giúp đỡ người khác, đó là tích cực. Sẽ chẳng có gì là xấu nếu con người kiếm tiền một cách chính đáng và dùng nó để phục vụ cho các nhu cầu của bản thân. Hạnh phúc không mua đuợc bằng tiền nhưng nếu không có tiền thì bạn không thể đảm bảo và phát triển đời sống vật chất của bản thân, của gia đình.
Trong xã hội hiện nay, việc làm ra tiền và sử dụng tiền một cách hợp lý, tích cực là một thử thách rất lớn đối với mỗi người. Bất cứ điều gì cũng có hai mặt. Đồng tiền cũng vậy. Nó là tốt hay xấu do chính người sử dụng quyết định. Chính vì vậy, mỗi người cần kiên định, bản lĩnh để dùng đồng tiền một cách đúng đắn nhất.
1
1
nguyễn thu hương
04/04/2019 22:28:50
Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả. Người ta làm tất cả để kiểm ra cái không mua được tất cả là tiền - điều đó thực sự là bất hạnh.
Nếu chỉ nhiều về tiền mà thiếu văn hoá thì gọi đó là trọc phú, mà trọc phú thì chưa bao giờ được coi là giàu cả.
Bọn trọc phú vô đạo nói “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Chúng không biết rằng khi cái định mua nếu quy ra tiền rất lớn đã trở thành thứ vô hình, là giá trị chung mà không phải là sở hữu của riêng một người để có thể tuỳ tiện mua bán.
Khi làm việc không nghĩ đến tiền thì khi ăn cứ phải băn khoăn lấy đâu ra tiền để trả.
Tờ một đôla khi đốt đi sẽ còn lại tro bụi. Nhưng giá trị của nó sẽ đi vào tất cả những tờ đôla còn lại.
Khi đồng tiền có giá trị thì người ta muốn đầu tư, khi nó mất giá trị thì người ta bàn đến chuyện đầu cơ, khi nó không còn giá trị thì người ta vùng lên đạp đổ xã hội.
Bọn bất lương có thể làm được tiền giả bằng công nghệ cao và rất phức tạp, nguy hiểm, nhưng tại sao chúng không muốn làm ra đồ thật cho dù đơn giản hơn nhiều? Là vì chúng muốn ăn cắp cả thế giới - Tiền giả đó chính là cái mà quỷ dữ đã xui chúng làm ra và trả cho công lao của chúng.
Người sáng mắt khi nhận một đô la còn phải nhìn kiểm tra thật kĩ, người mù họ chỉ sờ, người có tâm họ chỉ cần nghe.
Ngoài tình yêu và danh dự, cái gì có thể đếm được thì hãy đếm cho chi li.
Nếu là ham muốn thì bao nhiêu tiền cũng không đủ - Nhưng nếu xác định là chất lượng cuộc sống thì không cần nhiều tiền lắm cũng đủ.
Cùng ngồi trên đống cát rất dễ là bạn. Nhưng khi cùng ngồi trên đống vàng nhiều khi dễ trở thành kẻ thù.
Giàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn.
Sự lụn bại của xã hội ở chỗ: Người tâm huyết thì thiếu tiền, không vị trí - Kẻ thừa tiền, thừa danh, thừa quyền thì không tâm huyết.
Có những điều nếu trả bằng tiền thì người ta không muốn trả hoặc không chịu nổi, nhưng có thể trả bằng thứ khác, thậm chí dễ chịu và “tiết kiệm” hơn nhiều.
Từ khi phát minh ra đồng tiền người ta có thể không cần cảm ơn. Nhưng nếu nói cảm ơn với nhau thì đồng tiền đã hàm chứa những giá trị mới.
Cái gì không phải của mình thì: - Rồi cũng mất - Phải trả giá đánh đổi – Gây ra hậu quả hay ngộ độc.
Tiền thì tuỳ từng nơi có phải là giá trị hay không, nhưng một đôla thì ở đâu cũng là một đôla.
Một món hàng chỉ có giá một đôla nhưng sự thật về nó có khi là hàng triệu đôla.
Chúng bảo nhau “cái khó bó cái khôn” nhưng khi hỏi đến cái “khôn” của chúng thì hoá ra đó là cái “khôn tiểu nhân”, ăn người, ích kỉ, ngắn hạn … vì vậy nếu dùng cái “khôn” ấy thì chỉ sinh thêm cái khó cho mai sau mà thôi. Chúng nghĩ ra bao nhiêu câu đối để xỏ xiên nhau, để khoe mẽ cái tài chơi chữ của mình, thế mà không nghĩ ra được một chiến lược kinh doanh sản phẩm để kiếm được nhiều tiền hơn.
Kiếm tiền là câu chuyện của tài năng, còn xử sự với tiền đó là vấn đề của Văn hoá.
Người ta trả một đôla cho việc mua, nhưng đòi hơn một đôla cho việc mất lòng tin.
Một chai nước một đôla có ý nghĩa lớn lao ở chỗ nó đã kịp đến với người ta khi đang khát trên sa mạc. Một cây nến một đôla nhưng đã vô cùng ý nghĩa khi nó đã được thắp lên vào lúc mà người ta cần đến ánh sáng.
Một đôla có thể mua được một liều “thuốc chết” ví như thuốc chuột, nhưng “thuốc sống” cần rất nhiều liều. Mình có, rất nhiều thứ trong đó không phải là tiền mà là tinh thần của mình.
Đồng tiền kiếm được khi mang về nhà nó không còn là đồng tiền nữa. Đồng tiền lương thiện sẽ sản sinh ra các giá trị. Đồng tiền bất chính như tên trộm, sẽ lấy cắp đi rất nhiều thứ khác của người ta.
Người ta giả dối trong lao động thì sẽ trở thành kẻ ăn cắp những đồng tiền của người khác.
Đồng tiền đảm bảo sức mạnh của bạn, nhưng trong nhiều trường hợp nếu bạn đem sử dụng sức mạnh ấy thì lại làm cho đồng tiền của bạn mất giá.
Người biếu tiền thường nghĩ đến cái mục đích của mình còn người nhận lại quan tâm đến cái lí của nhận. Đúng ra là người biếu nên biết đến những ý nghĩa của giá trị sử dụng, còn người nhận nên thấy được cái tình của người biếu.
0
0
Linh Tuyet
24/01 19:33:41
Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo