Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giá trị biểu đạt của các từ: già, xưa, cũ trong những câu thơ sau

Bài 1: giá trị biểu đạt của các từ già, xưa ,cũ trong những câu thơ sau:
+ mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
+ năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
* Yêu cầu:chỉ phân tích các từ già, xưa,cũ
Bài 2: Đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những Bình Minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca rất ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mạnh mặt trời gay gắt?
Để ta chiếm lấy phần riêng bị mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Nhớ rừng-thế lữ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
607
1
0
Nghiêm Xuân Hậu
22/01/2019 18:19:38
2.
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ.
‘Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nam
22/01/2019 19:48:05
Bài 2:(ngắn thôi):
Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ miêu tả vẻ đẹp hài hòa, lộng lẫy của 1 bức tranh trữ tình. Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện ra những cảnh rừng núi dữ dội và tráng lệ. Ở trung tâm của bức tranh, hổ hiện lên với tư thế uy nghiêm của 1 vị chúa tể. Đó là cảnh "đêm vàng bên bờ suối" lộng lẫy và thơ mộng với hình ảnh hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" kiêu hãnh và oai nghiêm như 1 nghệ sĩ hào hoa mơ màng bên bờ suối. Đó là "mưa chuyển bốn phương ngàn" đẹp một cách hùng tráng với 1 vị chúa tể đang lặng "ngắm giang sơn ta đổi mới". Đó cũng là cảnh "bình minh cây xanh nắng gội", hổ hiện lên như 1 vị vua ru mình trong âm thanh rộn rã, tiếng chim ca tưng bừng. Đó là hình ảnh "chiều lênh láng máu sau rừng" đẹp một cách dữ dội với hình ảnh con hổ đợi mặt trời chết để chiếm riêng phần bí mật. Sắc đỏ của ánh hoàng hôn là máu của mặt trời đang hấp hối nhuộm đỏ cả khu rừng già. Vầng thái dương của vũ tru bao la cũng chỉ là 1 mảnh bé nhỏ trong mắt của vua sơn lâm. Có thể nói, bốn bức tranh trên là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, cũng là bốn câu hỏi mà giọng điệu cứ tăng dần:"Nào đâu...". Đặc biệt là câu cuối cùng vang lên như 1 lời than, thở dài đầy ngao ngán : "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư