Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải nghĩa câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Nghị Luận Xã Hội
7 trả lời
Hỏi chi tiết
28.659
82
46
Huyền Thu
12/08/2017 21:47:50
Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).

Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
49
31
Deano
12/08/2017 21:47:55
Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).

Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.
82
18
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/08/2017 22:00:59
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có nghĩa là : Một chữ là Thầy mà nửa chữ cũng là Thầy, ý nói chúng ta nên tôn sư trọng đạo. Cho dù dạy nhiều hay ít thì cũng là Thầy của chúng ta. Hình như ngày nay điều này ít được các em học sinh chú trọng lắm!
21
25
Ngoc Hai
13/08/2017 08:11:02

Thầy giáo và nghề dạy học đã được xã hội Việt Nam tôn vinh từ xa xưa, qua câu nói quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy). Ta thử đi tìm khởi nguyên của câu nói ấy, tại sao ý nghĩa sâu xa của nó vẫn còn phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện nay?

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người Việt tiếp thu văn hóa thế giới bằng cách chiết xuất, thúc đẩy và kiềm tỏa lấy phần tinh hoa, rồi qua hệ thống lăng kính (bằng chính bản sắc văn hóa dân tộc) gạn lọc khiến phần tinh hoa ấy được tỏa sáng và phong phú thêm. Từ câu “nhất tự vi sư”, người Việt Nam nâng lên thành quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Nếu đầu tiên là “ông thầy dạy một chữ cho mình” thì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là hai nội dung xác định.

Trước hết, hàm ý của câu nói trên phản ánh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quí trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Mặt khác, câu nói trên còn mang một ý nghĩa cao hơn, nó đòi hỏi ở những người làm nghề giáo dục cái đạo làm thầy, phải có trách nhiệm trước sự dạy. Dù chỉ dạy một chữ, hay nửa chữ đi nữa cũng phải luôn nhớ mình là thầy, dạy cho tường, cho tỏ, chưa biết thì không nói, sự học là vô cùng. Câu nói không chỉ đặt ra cho người thầy về nội dung giảng dạy mà còn cả về nhân cách làm thầy (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) cái bục giảng tự nó đã xếp người thầy (như là sự cam kết của xã hội) luôn luôn cao hơn người ngồi dưới một bậc. Mỗi người thầy vừa là tấm gương sáng cho người học, vừa là chủ thể cải tạo môi trường nghề nghiệp. Nếu biết chung tay xây dựng môi trường sư phạm thì mái trường sẽ là đại gia đình hạnh phúc. Người thầy được xã hội tôn vinh là thế, trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy là thế và hết sức nặng nề. Khi người thầy có một bài giảng giàu chất sáng tạo được học viên nhiệt tình hưởng ứng; khi người thầy cùng đồng nghiệp trao đổi chuyên môn với tinh thần khoa học cầu thị, trung thực; khi bước chân khỏi nhà, chúng ta gặp sự kính trọng của người đời và bao cựu sinh viên do mình đào tạo đã trưởng thành đang làm việc nhiều nơi... thì lúc ấy ta không cảm thấy làm nhà giáo nhàm chán, buồn tẻ. Chúng ta mới nhận ra dưới dòng sông yên ả, phẳng lặng bề ngoài của trường học lại cuộn chảy bao sức mạnh dâng trào của cuộc sống trẻ trung, đầy niềm tin, nghị lực, tình thầy trò, đồng nghiệp.

Hiện tại ở các trường thường treo khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, chính là phương châm của các nhà trường theo một tinh thần mới và một nội dung mới cao hơn để phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng. Lễ là đạo đức, văn là tri thức khoa học. Đạo đức và kiến thức phải đi đôi, hỗ trợ nhau để tạo ra con người mới, đó chính là chúng ta trở lại với tư tưởng của người xưa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập tới dạy đạo đức công dân, một nội dung học không phải xa lạ, cao siêu, khó thực hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày. Đó là lòng yêu nước và những tình cảm tốt đẹp, trước hết là tình thương yêu người ruột thịt, thầy cô giáo, bạn bè, đồng chí, yêu đồng bào, yêu Tổ quốc. Mỗi người có quan hệ và ứng xử tốt đẹp với người khác, với xã hội, thiên nhiên và với chính bản thân mình. Đó là lối sống có tổ chức, thật thà, khiêm tốn, giản dị... đạo lý, đạo đức chính là chữ “tâm” của người dạy, người học.

Ngẫm lại, trong công cuộc đổi mới hôm nay, chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu về chất lượng và hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục đang đứng trước một mâu thuẫn khá lớn giữa số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng. Vì thế người học và người dạy cần phải có cuộc đổi mới trong tư duy, nhất là đội ngũ nhà giáo. Nếu còn chần chừ, chờ đợi sự ban phát từ đâu đó, thậm chí chỉ bực bội, trách móc... thì mãi mãi giáo dục không tiến kịp yêu cầu của xã hội và thời đại.

17
16
# Song-Nhi-Love #
02/11/2017 20:41:19
Người xưa có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”- Một chữ cũng là thầy..nửa chữ cũng là thầy! Lời dạy của thầy cô sẽ là những hành trang để chúng em tiếp bước trên con đường học vấn. “Không thầy đố mày làm nên”, chúng em không thể thành người nếu không được thầy cô soi sáng và chỉ bảo..trong tâm thức người trò, thầy cô luôn là những vị tôn sư, những người chấp cánh ước mơ giúp chúng em thực hiện hoài bão của mình!
“Công cha – nghĩa mẹ – ơn thầy”. Cái đạo lý giản dị nhưng vô cùng sâu xa và rộng lớn, mang theo suốt cả một đời người mà chẳng ai có thể cho mình là toàn vẹn. Rất nhiều vật trên đời có thể cân-đo-đong-đếm, nhưng những gì thầy cô đã mang đến cho chúng em.. mãi mãi sẽ không bao giờ định lượng được! Nếu ánh nắng kia là nguồn sống giúp muôn vật sinh tồn thì đời thầy cô lại như một dòng sông nhân hậu trải dài và rộng lớn.. dẫn dắt thuyền con đến bờ kia hi vọng, dòng sông ấy luôn khát khao cho chúng em thành đạt! Nhưng thời gian vẫn vô tình bước tới, năm học cũ vẫn cứ qua đi, năm học mới lại tiếp tục bắt đầu..Chúng em được thêm nhiều tri thức mới..nhưng năm tháng lại làm cho mái tóc thầy cô có thêm nhiều sợi bạc, bởi suốt đời.. họ luôn là những người hi sinh thầm lặng, luôn chăm lo, dạy dỗ và đặt niềm tin vào chúng em! 
Nhớ lần mà ngày đầu tiên khi em được học dưới mái trường này, mọi cảnh vật dường như xa lạ.. nhưng chỉ thoáng thôi..là hai năm học đã qua đi, chính mái trường ấy đã gợi cho em nhiều kỉ niệm khó quên, tình thầy trò..yêu thương bè bạn....
Ngẫm lại những ngày qua..chúng em đã học được quá nhiều từ ngôi trường này, từ tri thức, đạo đức đến nhân cách làm người....
Trường THPT Đại Ngãi ngày nào..giờ đây đã khang trang hơn, đổi mới hơn và đạt nhiều thành tích hơn! 
Được sự quan tâm của BGH nhà trường...quý thầy cô, qua việc thành lập nhóm văn nghệ, lớp học phụ đạo, các câu lạc bộ, mỗi bạn có thêm điều kiện để học tập hiệu quả, năng động, có đều kiện để thể hiện và phát huy sở trường của mình.
Hôm nay là một ngày nghỉ hiếm hoi trong năm học.. để em có dịp bày tỏ chút lòng tri ơn của mình đối với thầy cô..dù đó chỉ là vài lời trên trang giấy nhỏ. 
Tự nhũ với lòng mình.. Trong tương lai gần em sẽ bước vào đời, lập thân, lập nghiệp. Vấn đề cốt lõi của lập thân là “lập chí”. Người ta thường nói có ý chí cao thì bơi qua đại dương cuộc sống. Còn người có ý chí thấp thì đầm mình trong đó. Khâu then chốt của lập chí là tập trung sức lực vào học tập và tu dưỡng, để thành công em cần phải được thầy cô dạy bảo nhiều hơn nữa. 
Dẫu nếu ngày mai có thành đạt, đi bất cứ nơi đâu, hoặc làm bất cứ việc gì.. em cũng sẽ mãi nhớ về thầy cô cũ đã từng dạy dỗ.. dìu dắt chúng em,.. nhớ về mái Trường THPT Đại Ngãi mến yêu đã gắn bó trong những tháng năm nhiều kỉ niệm.
9
12
hung
17/04/2018 20:09:39
Người xưa có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”- Một chữ cũng là thầy..nửa chữ cũng là thầy! Lời dạy của thầy cô sẽ là những hành trang để chúng em tiếp bước trên con đường học vấn. “Không thầy đố mày làm nên”, chúng em không thể thành người nếu không được thầy cô soi sáng và chỉ bảo..trong tâm thức người trò, thầy cô luôn là những vị tôn sư, những người chấp cánh ước mơ giúp chúng em thực hiện hoài bão của mình!
“Công cha – nghĩa mẹ – ơn thầy”. Cái đạo lý giản dị nhưng vô cùng sâu xa và rộng lớn, mang theo suốt cả một đời người mà chẳng ai có thể cho mình là toàn vẹn. Rất nhiều vật trên đời có thể cân-đo-đong-đếm, nhưng những gì thầy cô đã mang đến cho chúng em.. mãi mãi sẽ không bao giờ định lượng được! Nếu ánh nắng kia là nguồn sống giúp muôn vật sinh tồn thì đời thầy cô lại như một dòng sông nhân hậu trải dài và rộng lớn.. dẫn dắt thuyền con đến bờ kia hi vọng, dòng sông ấy luôn khát khao cho chúng em thành đạt! Nhưng thời gian vẫn vô tình bước tới, năm học cũ vẫn cứ qua đi, năm học mới lại tiếp tục bắt đầu..Chúng em được thêm nhiều tri thức mới..nhưng năm tháng lại làm cho mái tóc thầy cô có thêm nhiều sợi bạc, bởi suốt đời.. họ luôn là những người hi sinh thầm lặng, luôn chăm lo, dạy dỗ và đặt niềm tin vào chúng em!
Nhớ lần mà ngày đầu tiên khi em được học dưới mái trường này, mọi cảnh vật dường như xa lạ.. nhưng chỉ thoáng thôi..là hai năm học đã qua đi, chính mái trường ấy đã gợi cho em nhiều kỉ niệm khó quên, tình thầy trò..yêu thương bè bạn....
Ngẫm lại những ngày qua..chúng em đã học được quá nhiều từ ngôi trường này, từ tri thức, đạo đức đến nhân cách làm người....
Trường THPT Đại Ngãi ngày nào..giờ đây đã khang trang hơn, đổi mới hơn và đạt nhiều thành tích hơn!
Được sự quan tâm của BGH nhà trường...quý thầy cô, qua việc thành lập nhóm văn nghệ, lớp học phụ đạo, các câu lạc bộ, mỗi bạn có thêm điều kiện để học tập hiệu quả, năng động, có đều kiện để thể hiện và phát huy sở trường của mình.
Hôm nay là một ngày nghỉ hiếm hoi trong năm học.. để em có dịp bày tỏ chút lòng tri ơn của mình đối với thầy cô..dù đó chỉ là vài lời trên trang giấy nhỏ.
Tự nhũ với lòng mình.. Trong tương lai gần em sẽ bước vào đời, lập thân, lập nghiệp. Vấn đề cốt lõi của lập thân là “lập chí”. Người ta thường nói có ý chí cao thì bơi qua đại dương cuộc sống. Còn người có ý chí thấp thì đầm mình trong đó. Khâu then chốt của lập chí là tập trung sức lực vào học tập và tu dưỡng, để thành công em cần phải được thầy cô dạy bảo nhiều hơn nữa.
Dẫu nếu ngày mai có thành đạt, đi bất cứ nơi đâu, hoặc làm bất cứ việc gì.. em cũng sẽ mãi nhớ về thầy cô cũ đã từng dạy dỗ.. dìu dắt chúng em,.. nhớ về mái Trường THPT Đại Ngãi mến yêu đã gắn bó trong những tháng năm nhiều kỉ niệm.
6
31
???
31/07/2018 18:47:34
nghĩa là:
một cái chùa có một ông sư, bán cái chùa thì còn ông sư
ღ_Truni _ღ
một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo