Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu: Dù ai nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

4 trả lời
Hỏi chi tiết
8.640
16
6
Lưu Ly
03/03/2018 18:15:24
Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”
là một câu như thế.
Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.
Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.
Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.
Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
10
Nguyễn Diệu Hoài
03/03/2018 18:20:40
Câu này có nghĩa là sau khi cán bộ giảng thì ta phải có ý kiến riêng của mình, và phải ráng sức bảo vệ ý kiến đó. Ở nước ngoài thì đây là nền giáo dục giúp học sinh sinh viên có tư tưởng mới, phát minh được nhiều điều hay cho xã hội.
Chúc bạn học tốt
7
3
Quỳnh Anh Đỗ
03/03/2018 19:00:45
Trong cuộc sống có rất nhiều những cám dỗ và nhiều lần hoàn cảnh đưa đẩy khiến chúng ta bắt buộc phải có những lựa chọn hướng đi cho riêng mình. Có khi chúng ta đã chọn ngay từ đầu nhưng vì mọi người xung quanh nên chúng ta bị phân tâm, dao động. Khi đó cái chúng ta cần là một tâm lý vững vàng, là lập trường vững chắc để có thể tự tin với lựa chọn của mình. Ông cha ta đã đúc rút thành bài học: “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Câu ca dao đã sử dụng hình ảnh cái kiềng có ba chân được dùng để đun bếp để nói lên lập trường vững chắc của con người trước lời “nói ngả, nói nghiêng” của người xung quanh. Như chúng ta đã biết “kiềng” là một vận dụng để đun bếp, được làm từ vật kiệu cứng chắc và được đặt lên một bề mặt bằng phẳng, tạo nên sự vừng chắc, bền vững. “Nói ngả nói nghiêng” là những lời nói, gièm pha, xui khiến về những điều mà ta đang làm khiến chúng ta có thể bị phân tâm, hoặc ghi ngời về những gì chúng ta chọn. Bài học rút ra ở đây đó là mỗi chúng ta cần phải có lập trường vững vàng, bền chí. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của thành công.
Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện Đẽo cày giữa đường khi nói về một người muốn đẽo một khúc gỗ thành cái cày và chọn làm nó ở ngay giữa đường. Khi mỗi người đi qua đi lại đưa ra một ý kiến, góp ý thì anh ta đều làm theo và kết quả đó là không những không làm thành cái cày mà còn lãng phí cả một khúc gỗ. Qua đó tự chủ là một yếu tố cần thiết trong cuộc sống. Ngay việc chúng ta sống trong một gia đình thì có nhiều bậc phụ huynh thường áp đặt cho con cái mình phải đi theo một con đường đã định sẵn, đặc biệt là những gia đình giàu có quyền thế. Họ thậm chí còn chẳng quan tâm rằng con cái mình có thực sự thích điều đó không, nó có mong muốn nguyện vọng nào khác không. Nhiều đứa trẻ khi đó chỉ biết ghe theo mặc dù trong lòng có ước mơ, có hoài bão riêng. Và khi đó những ước mơ đó sẽ mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Để có được sự tự chủ, có được sự tự tin về quyết định của mình thì yêu cầu chúng ta cần phải chuẩn bĩ kỹ về kiến thức về kỹ năng trước khi làm bất cứ một việc gì đó. Có tìm hiểu kiến thức có nắm được quy trình thì ta mới có nền tảng để thực hiện mục tiêu, cũng như việc xác định được ai góp ý đúng, ai sai để chọn lọc mà tiếp thu. Như chúng ta biết thì cái tốt, cái xấu luôn cùng tồn tại và con người cũng vậy. Không phải ai cũng tốt và trái lại không phải lời góp ý nào cũng không mang theo ý tốt. Và việc chúng ta cần làm đó là cần phân biệt được tốt xấu. Những người thân của chúng ta luôn mong muốn chúng ta được thành công và thường đưa ra những lời khuyên chân thành xuất phát từ ý tốt. Tuy nhiên không phải cứ chân thành, cứ có ý tốt thì lời góp ý của những người đó đã là đúng đắn. Bởi có những việc mà cần có trình độ chuyên môn nhất định thì mới có thể góp ý đúng đắn được. Giữa những ý kiến khen chê trái chiều chúng ta phải tỉnh táo, so sánh, đối chiếu để thấy được cái đúng sai, nếu đúng thì tiếp thu. Chứ chúng ta không nên quá tự kiêu, tự coi mình là đúng mà trở nên bảo thủ, duy ý chí.
Câu ca dao là một bài học sâu sắc, trở thành kim chỉ nam cho hành động, cho quá trình chúng ta trưởng thành và hoàn thiện bản thân từ việc rút kinh nghiệm. Muốn thành công trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện, trước khi làm một việc gì đó cần phải tìm hiểu kỹ càng để vạch ra đường lối, phương án thực hiện cụ thể. Giữ vững lập trường chứ tuyệt đối không đồng nghĩa với việc bỏ ngoài tai tất cả những góp ý của mọi người.
5
5
mỹ hoa
03/03/2018 19:30:11
Cái kiềng đun bếp đã dần dần ra khỏi đời sống hằng ngày của người dân thành thị. Ở làng quê, chiếc kiềng đó nhiều khi được thay thế bằng ba ông đầu rau, hoặc bếp lò đắp bằng đất, hoặc bằng kim loại; nhiều khi chất đốt đã được thay đổi-từ rơm rạ, củi đã được thay bằng trấu, mùn cưa, than tự nắm, than tổ ong, dầu hỏa... Chất đốt thay đổi, cái bếp đun cũng đổi thay theo.
Có lẽ, rồi dần dần hình ảnh cái kiềng ba chân càng vắng dần trong cuộc sống. Những hình tượng ấy, tôi tin là còn bền vững trong đời sống tinh thần người Việt. Giống như câu ca này sẽ còn mãi đọng lại: Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Cái kiềng ba chân bao giờ cũng đứng chắc chắn, không bao giờ có hiện tượng cập kênh-như cái bàn bốn chân chẳng hạn. Chúng ta đều biết, ba chân kiềng (ba điểm) sẽ tạo thành một mặt phẳng-tạo thành cái thế vững chãi ấy! Từ hình ảnh cái kiềng mà có khái niệm "thế chân kiềng" - hay "vững chân kiềng" - một sự chắc chắn, giao hòa; hay "vững như bàn thạch" - một sự bền chắc lâu dài...
Tôi còn nghe một câu ca dao này nữa: Dù ai nói dai như chão /Đây ta vẫn vững như kiềng. Cả hai khái niệm trừu tượng đều được cụ thể hóa-thứ cụ thể hóa của người Việt. Lời nói dai-cụ thể thành sợi dây chão, thứ thừng lớn, thường rất bền chắc. Sự vững vàng của ta, của lòng ta, cụ thể thành cái kiềng!
Tính kiên định, vững vàng của con người lao động khiến cho chân cứng, đá mềm, bắt sỏi đá thành cơm gạo. Sự "vững như kiềng" không chỉ đòi hỏi ở những việc lớn, không chỉ việc lớn mới cần. Bất cứ chuyện gì cũng cần sự kiên định, vững vàng ấy.
Yêu nhau tam, tứ núi cũng trèo
Ngũ, lục sông cũng lội, thất, bát, cửu, thập đèo cũng qua!
Đâu có ngại trắc trở:
Yêu nhau muôn sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng!
Một trăm chỗ lệch (chứ kể gì vài ba khác biệt), cũng kê cho bằng, chứ không phải là chấp nhận. Cái ý chí ấy không chỉ là lòng quyết tâm mà là cả sự thực hiện nữa.
Bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống cũng cần có chính kiến và giữ vững chính kiến đó. Đấy phải chăng là những điều được nhắn nhủ qua sự vững vàng của chiếc kiềng ba chân. Và cũng từ hình tượng kiên cường ấy ta càng thấy rõ hơn những tính cách đối lập, ví như kiểu: "Gió chiều nào che chiều ấy", hoặc "Mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật"; hoặc nữa một loại tính cách điển hình gọi là "Ba phải"; hoặc nữa là... (một điều gì đó mà bạn biết!).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư