Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu tục ngữ: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
45.639
67
20
Giang Hương
01/04/2017 22:51:26
Tục ngữ có câu:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe

Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.

Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được.

Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?)

Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người.

Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi.

Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
25
14
Ca dao không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn đời.

Mở từng trang ca dao, chúng ta thấy hiện lên cuộc sống của người xưa trong sương mờ quá khứ. Trong đó, lời ăn tiếng nói của con người trong giao tiếp luôn được người xưa coi trọng và hiển nhiên đó là một trong những chuẩn mực đạo đức của con người.

Một trong những “tiêu chuẩn”  hàng đầu của vẻ đẹp con người là "ăn nói”  phải mặn mà, phải có nét duyên:

"Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên”

Quan niệm xưa cho rằng “tóc bỏ đuôi gà, má lúm đồng tiền”  là vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp bề ngoài; còn “ăn nói mặn mà có duyên”  là vẻ đẹp của tâm hồn bên trong, luôn bền vững với năm tháng, với thời gian…

Song song đó, hình ảnh “người khôn”  được nhắc đi nhắc lại với tần suất cao trong ca dao cũng là một điều cần lưu ý. “Người khôn” ở đây không phải là hạng người “khôn lỏi, khôn vặt” ; sống ích kỷ, nhỏ nhen mà là những con người sống có nhân nghĩa, biết đối nhân xử thế đúng mực, đúng chuẩn ở đời. Người xưa từng nói “lạt mềm buộc chặt” - lời nói ngọt ngào, dịu dàng bao giờ cũng mang ấn tượng tốt, mang lại cảm tình, niềm vui giao tiếp cho người được tiếp xúc:

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"

Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn:

"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Có môi trường sống tốt ắt có nhiều lời nói hay, nói đẹp- bởi môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con người:

"Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”

"Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu"

Mỗi cử chỉ, mỗi hành vi, mỗi việc làm, lời nói đều bộc lộ phần nào phẩm chất, đạo đức, nhân cách của con người. Một khi lời nói đã thốt ra thì không bao giờ lấy lại được nữa! Câu “nhất ngôn hạ xuất, tứ mã nan truy” đủ để biết sự cẩn trọng đến nhường nào trong lời ăn tiếng nói ! Vì vậy, phải giữ đúng lời hứa, không vì lý do gì mà thay đổi. Bởi giữ lời hứa là giữ uy tín, danh dự, thể diện của bản thân:

"Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay"

Có khi người xưa khuyên răn nên “nói ít làm nhiều”, đừng “nói nhiều làm ít” kẻo mang tiếng cười, tiếng chê bai:

"Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê”

Mặt khác, cũng cần tránh lối nói lấp lửng, nửa úp nửa mở; khiến cho người nghe áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gầy phiền muộn cho nhau:

"Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo”

Bên cạnh đó, người xưa dạy những điều thật thấm thía: đó là khi nói, cần biết dừng lại khi cần; đừng nói dông dài “con cà, con kê”ắt sẽ làm cho người nghe nhàm chán, mất hứng thú:

"Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”

Trong gia đình, trong làng xóm, trong quan hệ cộng đồng - sự ôn hòa, nhường nhịn là cái gốc của cuộc sống yên vui. Xưa có đôi câu đối rằng:

"Nhất cần thiên hạ vô nan sự
Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa"
(Chăm làm, thiên hạ không việc khó
Tốt nhịn, gia đình lắm vẻ vui)

Bài học mà ca dao dạy chúng ta thật nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc:

"Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ “nhẫn”  như người xưa khuyên nhủ “một câu nhịn, chín câu lành”.

Trong cuộc sống, biết bao điều phức tạp nảy sinh và lời ăn tiếng nói có tầm quan trọng hàng đầu. Tìm hiểu ca dao, chúng ta càng cảm phục cha ông, càng thấm thía những lời dạy được truyền từ đời này qua đời khác mà luôn luôn giữ nguyên giá trị của nó trong sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay.
9
18
Hỏi đâu… Hỏi đâu… Hỏi người, hay hỏi chính những câu ca dao, dân ca duyên dáng, ý nhị, dịu dàng và kín đáo ấy, ơi tác giả đoạn thơ?

Ngọt ngào, thắm thiết đến lạ lùng những tình cảm tinh tế mà tác giả dân gian đã gửi gắm trong từng lời ca, điệu hát. Đọc một bài ca dao trữ tình, có khi nào ta cảm thấy khao khát muốn tìm lối vào những tình cảm tuyệt đẹp ấy?

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang 
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. 
Bóng trăng ngã lộn bóng tre,
Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề 
Vườn đào, vườn mận, vườn lê,
Con ong hút mật, con bướm kia ra ngoài.
Chàng về nghĩ lại mà coi 
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.

Lắng lòng lại để thực sự cảm nhận được sự rạo rực của những lòng tâm tư đang dào dạt chảy trong những mạch ngầm tình cảm, ta sẽ tìm thấy lối vào ca dao trải qua từng câu, từng chữ.

Đọc câu đầu tiên, ta bắt gặp một hình ảnh quen thuộc mà như thật lạ:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.

Ngọt ngào, thắm thiết đến lạ lùng những tình cảm tinh tế mà tác giả dân gian đã gửi gắm trong từng lời ca, điệu hát

Tiếng rảnh ranh là như thế nào? Có phải là tiếng hót trong trẻo, thanh thản, vui tươi, biểu hiện của một trạng thái hồ hở, thoải mái, không hề vướng bận bởi một lo toan nào? Còn chim khôn, đâu có phải chỉ nói về một loài chim. Cách mở đầu xa xôi như vậy ta thường gặp trong ca dao, nhất là trong những câu ca dao tình yêu đôi lứa, ví dụ như:

– Chim khôn ăn trái nhãn lồng 
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.

– Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nhị tầm xuân….

Hay:

– Trên trời có đám mây xanh 
Giữa mây trắng chung quanh mây vàng 
Ước gì anh cưới được nàng…

Ở đây cũng vậy, từ hình ảnh chim khôn, tác giả dân gian đã khéo léo ướm lời:

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Người khôn ở dây có thể là một cô gái thông minh, biết nết ăn nết ở và rất dịu dàng trong cách cư xử, ăn nói . Một thương tóc bỏ đuôi gà, hai thương ăn nói mặn mà có duyên kia mà. Nhất là khi người nghe nào đó đã cảm thấy dễ nghe rồi, thì cũng có thể cảm thấy dễ thương lắm chứ! Thật ý nhị mà cũng thật duyên dáng, sâu sắc, đó là cách nói về tình cảm đôi lứa trong ca dao, dễ khiến lòng ta cứ mãi xao xuyến…

Bóng trăng ngã lộn bóng tre.

Hình ảnh độc đáo và thật mới lạ! Bóng trăng, bóng tre, dù rất quen thuộc đối với chúng ta, nhưng khi đọc câu thơ này ta tự nhiên thấy thứ vị bởi một hai chữ ngã lộn. Chỉ là bóng thôi thì làm sao có thể ngã lộn một cách mạnh mẽ như vậy được. Trước hết, qua câu thơ, ta cảm thấy cảnh vật sao thật đẹp, đẹp một cách giao hoà, quấn quýt, và hình như trong đó có cả con người – con người với tình cảm nồng nhiệt, mạnh mẽ trào dâng trong trái tim.

Nhưng đó chỉ là cảm nhận chủ quan của người đọc. Đến câu thứ tư, con người mới thực sự xuất hiện, mà xuất hiện một cách lạ lùng:

Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề

Thế có nghĩa đây là lời của một cô gái, nhưng cách xưng hô ấy, lời nói ấy hoàn toàn xa lạ đối với đạo đức phong kiến. Một cô gái mà có thể nói năng một cách mạnh mẽ như thế đối với người khác phái ư? Còn đâu cái ngôn, hạnh phong kiến nữa?

Nhưng hãy nhìn bài ca dao bằng cái nhìn của người dân lao động. Cô gái nói như vậy là biểu hiện của tình cảm thành thật, nồng nhiệt tự trái tim mình. Tấm lòng cô gái được bộc lộ sau câu nói đó: tâm hồn trong sáng, khao khát tình yêu và hạnh phúc, biết tự giãi bày tình cảm chính đáng của mình. Ta chợt nhớ tới những câu ca dao với những cô gái trong sáng và tràn đầy mơ ước tình yêu như thế:

Phải chi miếu ở gần sông 
Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi.

Trong câu ca dao này, cô gái này không hề quanh co, bóng gió. Cô nói thẳng, nhưng lời nói của cô vẫn có gì rất nữ tính, rất dịu dàng dễ nghe, và do đó, cũng rất dễ thương: 

Vườn đào, vườn mận, vườn lê 
Con ong kia hút mật, con bướm kia ra ngoài.

Hình ảnh vườn đào nhiều lần đã bắt gặp trong văn học dân gian:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Những khu vườn, những con ong, con bướm… Cảnh vật bình dị, dân dã mà vẫn tươi tắn, tràn đầy sức sống và tình tứ nữa. Chẳng phải trong Truyện Kiều và trong văn học nói chung, ong bướm vẫn thường được dùng để chỉ tình yêu đôi lứa, điều cấm kị trong xã hội phong kiến đó sao:

Êm đềm trướng rủ màn che 
Tường đồng ong bướm đi về mặc ai.

Huống gì trong ca dao, vườn đào, vườn lựu, vườn lê, ong bướm tất cả như đang giao hoà trong một sức sống trào dâng, mãnh liệt.

Và đến hai câu cuối cùng, cô gái như thầm thì, nhắn nhủ:

Chàng về nghĩ lại mà coi 
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.

Em trong sáng, tinh khiết hơn gương soi, tâm hồn em đây, đang chờ đợi, đang khao khát tình yêu, hạnh phúc. Cô gái như muôn bày tỏ, phân trần, như muốn người ấy hiểu cho cô, tin cô, tin ở tấm lòng trong sáng của cô. bài ca dao khép lại với hình ảnh tấm lòng em ở gương soi nào bằng. Không hiểu sao, đọc đến câu cuối này, bản thân em cũng muốn thanh minh cho cô gái, lời thề của cô đáng tin lắm chứ, bởi vì tâm hồn cô trong trắng biết nhường nào.

Bài ca dao ấy đã và sẽ sống mãi trong kho tàng văn học dân gian vô giá dân tộc ta. Muôn đời tình yêu đôi lứa chân thực, chân chính sẽ là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người, cũng như cây đòi mãi mãi xanh tươi…
17
11
Trinh Le
01/04/2017 23:23:23
​"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe".

Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch. 

Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được. 

Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?) 

Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người. 

Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi. 

Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông: 

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2
4
Ender Forreved
22/10/2020 22:11:01
+1đ tặng

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe".

Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch. 

Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được. 

Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?) 

Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người. 

Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi. 

Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông: 

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×