Câu 2 : Do sản xuất phát triển, từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá. Giờ đây, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa. Trong các ngành thù công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm v.v... và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nó khác.
Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông naười qua lại như ngã ba đường, bến sông v.v... để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá. Từ đó, các thành thị ra đời. Ngoài ra còn có những thành thị do các lãnh chúa lặp ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gốm những thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phường hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy), nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương. Các thương nhân châu Âu hằng năm còn tổ chức những hội chợ lớn hoặc cao hơn là thành lập các thương đoàn để trao đổi, buôn bán.
Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển. Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia. dân tộc. Đặc biệt, nó mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như Bô-lô-nha (I-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xoóc-bon (Pháp) v.v...