Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng theo dàn bài

Đề : giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng theo dàn bài.
mở bài : nêu hoàn cảnh chung của bà mẹ VN anh hùng
Thân bài : sự giúp đỡ về tinh thần, vật chất...
Kết bài : trách nhiệm của bản thân, các đoàn thể ở địa phương
viết khoảng 1500 chữ trở lại .
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
519
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
07/04/2019 21:06:05
Trong thời gian qua, tiếp nối truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách cho người có công với cách mạng kịp thời, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. Trong đó, việc phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng được các cấp đặc biệt chú trọng.
Vừa qua, UBND tỉnh tổ chức lễ phụng dưỡng 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng vừa được phong tặng theo Pháp lệnh số 05 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Có 47 đơn vị nhận phụng dưỡng các mẹ. Trong đó, đơn vị nhận phụng dưỡng nhiều nhất là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (236 mẹ).
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bày tỏ niềm vinh dự được nhận phụng dưỡng quý mẹ Việt Nam anh hùng. Đơn vị đã và đang làm nhiều việc thiết thực để các mẹ có cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh của các quý mẹ và thân nhân gia đình. Đơn vị sẽ phối hợp địa phương tổ chức thăm hỏi và trao tiền phụng dưỡng các mẹ.
Mẹ Nguyễn Thị Sa ở ấp Thạnh Phú, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, vừa được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chia sẻ: “Tháng 11 âm lịch này, mẹ sẽ kêu thợ sửa lại cánh cửa và sơn lại căn nhà. Căn nhà tình nghĩa này mẹ được Nhà nước xây tặng năm 2004”. Mẹ còn nói thêm, khi được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ còn lãnh số tiền gần 20 triệu đồng.
Hiện mẹ Sa đang sống cùng người cháu nội. Trên gương mặt hằn sâu những nếp nhăn, mẹ Sa ngậm ngùi kể về người con trai thứ 3 của mình - liệt sĩ Nguyễn Văn Mơ: “Lúc mẹ mang thai 3 - 4 tháng thì chồng mẹ hy sinh. Sau này, ông cũng được Nhà nước tặng bằng Tổ quốc ghi công. Gần 20 năm sau, thằng Mơ cũng lên đường đi bảo vệ Tổ quốc và đã hy sinh. Hàng tháng lãnh tiền liệt sĩ của con, của chồng là mẹ lại nhớ đến nó (anh Mơ - PV) nhiều hơn. Nó hy sinh vì đất nước, mẹ cảm thấy tự hào nhưng nó chưa một lần được biết mặt cha mình. Thời gian qua, nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ, Nhà nước hỗ trợ nên mẹ mới có cuộc sống như ngày hôm nay”.
Ở cùng xã mẹ Sa còn có mẹ Trần Thị Sinh. Mẹ có người con trai duy nhất đã hy sinh trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoài được phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ còn được nhận phụng dưỡng gần 10 năm nay. Người con dâu của mẹ Sinh - bà Nguyễn Thị Trết chia sẻ: “Chồng mất, tôi cùng mẹ chồng nuôi 3 đứa con đến nay. Nhờ có sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước, sự chia sẻ của địa phương, gia đình tôi cũng thấy trong lòng an ủi và cũng nguôi ngoai được phần nào. Mẹ tôi còn được nhận phụng dưỡng, mỗi tháng 500 ngàn đồng. Mỗi dịp lễ, Tết, chính quyền địa phương đều đến thăm và thường mời mẹ tôi đến dự lễ ở xã. Mẹ tôi về cứ khen các cháu thanh niên bây giờ rất lễ phép và rất kính trọng người lớn”.
Hiện nay, toàn tỉnh có 5.464 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 3.259 mẹ được phong tặng theo pháp lệnh mới; hiện còn sống 488 mẹ. Các mẹ đều được các đơn vị, mạnh thường quân nhận phụng dưỡng đến cuối đời (mỗi tháng từ 500 ngàn - 1,2 triệu đồng). Tuy nhiên, còn trên 700 hồ sơ đang chờ được xem xét, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến việc được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. UBND tỉnh cũng đã kiến nghị với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương và các bộ, ngành hướng dẫn, tạo điều kiện xét duyệt, sớm công nhận danh hiệu cho quý mẹ.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hộ của địa phương, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tập trung bổ sung để sớm hoàn chỉnh các hồ sơ còn tồn đọng. Các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức vận động nhận phụng dưỡng các mẹ còn sống ở các đợt phong tặng tiếp theo, để 100% bà mẹ còn sống đều có đơn vị nhận phụng dưỡng; phối hợp với các đơn vị nhận phụng dưỡng các mẹ trên địa bàn để thường xuyên theo dõi về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của các mẹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Diệu Hoài
07/04/2019 21:06:06
Trong thời gian qua, tiếp nối truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách cho người có công với cách mạng kịp thời, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. Trong đó, việc phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng được các cấp đặc biệt chú trọng.
Vừa qua, UBND tỉnh tổ chức lễ phụng dưỡng 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng vừa được phong tặng theo Pháp lệnh số 05 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Có 47 đơn vị nhận phụng dưỡng các mẹ. Trong đó, đơn vị nhận phụng dưỡng nhiều nhất là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (236 mẹ).
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bày tỏ niềm vinh dự được nhận phụng dưỡng quý mẹ Việt Nam anh hùng. Đơn vị đã và đang làm nhiều việc thiết thực để các mẹ có cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh của các quý mẹ và thân nhân gia đình. Đơn vị sẽ phối hợp địa phương tổ chức thăm hỏi và trao tiền phụng dưỡng các mẹ.
Mẹ Nguyễn Thị Sa ở ấp Thạnh Phú, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, vừa được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chia sẻ: “Tháng 11 âm lịch này, mẹ sẽ kêu thợ sửa lại cánh cửa và sơn lại căn nhà. Căn nhà tình nghĩa này mẹ được Nhà nước xây tặng năm 2004”. Mẹ còn nói thêm, khi được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ còn lãnh số tiền gần 20 triệu đồng.
Hiện mẹ Sa đang sống cùng người cháu nội. Trên gương mặt hằn sâu những nếp nhăn, mẹ Sa ngậm ngùi kể về người con trai thứ 3 của mình - liệt sĩ Nguyễn Văn Mơ: “Lúc mẹ mang thai 3 - 4 tháng thì chồng mẹ hy sinh. Sau này, ông cũng được Nhà nước tặng bằng Tổ quốc ghi công. Gần 20 năm sau, thằng Mơ cũng lên đường đi bảo vệ Tổ quốc và đã hy sinh. Hàng tháng lãnh tiền liệt sĩ của con, của chồng là mẹ lại nhớ đến nó (anh Mơ - PV) nhiều hơn. Nó hy sinh vì đất nước, mẹ cảm thấy tự hào nhưng nó chưa một lần được biết mặt cha mình. Thời gian qua, nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ, Nhà nước hỗ trợ nên mẹ mới có cuộc sống như ngày hôm nay”.
Ở cùng xã mẹ Sa còn có mẹ Trần Thị Sinh. Mẹ có người con trai duy nhất đã hy sinh trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoài được phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ còn được nhận phụng dưỡng gần 10 năm nay. Người con dâu của mẹ Sinh - bà Nguyễn Thị Trết chia sẻ: “Chồng mất, tôi cùng mẹ chồng nuôi 3 đứa con đến nay. Nhờ có sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước, sự chia sẻ của địa phương, gia đình tôi cũng thấy trong lòng an ủi và cũng nguôi ngoai được phần nào. Mẹ tôi còn được nhận phụng dưỡng, mỗi tháng 500 ngàn đồng. Mỗi dịp lễ, Tết, chính quyền địa phương đều đến thăm và thường mời mẹ tôi đến dự lễ ở xã. Mẹ tôi về cứ khen các cháu thanh niên bây giờ rất lễ phép và rất kính trọng người lớn”.
Hiện nay, toàn tỉnh có 5.464 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 3.259 mẹ được phong tặng theo pháp lệnh mới; hiện còn sống 488 mẹ. Các mẹ đều được các đơn vị, mạnh thường quân nhận phụng dưỡng đến cuối đời (mỗi tháng từ 500 ngàn - 1,2 triệu đồng). Tuy nhiên, còn trên 700 hồ sơ đang chờ được xem xét, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến việc được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. UBND tỉnh cũng đã kiến nghị với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương và các bộ, ngành hướng dẫn, tạo điều kiện xét duyệt, sớm công nhận danh hiệu cho quý mẹ.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hộ của địa phương i, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tập trung bổ sung để sớm hoàn chỉnh các hồ sơ còn tồn đọng. Các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức vận động nhận phụng dưỡng các mẹ còn sống ở các đợt phong tặng tiếp theo, để 100% bà mẹ còn sống đều có đơn vị nhận phụng dưỡng; phối hợp với các đơn vị nhận phụng dưỡng các mẹ trên địa bàn để thường xuyên theo dõi về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của các mẹ.
2
0
Lãnh Hàn Tử Nguyệt
07/04/2019 21:07:43
Chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau và cả những vết thương thì nó không thể nào phai được nhất là đối với những người đã trực tiếp ra chiến trường đối trọi với quân giặc. Có thể nói những vết thương để lại đối với họ thời gian không thể nào xóa nhòa được. Bên cạnh nhà tôi cũng có một bà mẹ anh hùng. Bà có một người con trai đã hi sinh trong chiến trường miền nam ác liệt và nỗi đau ấy có lẽ cả cuộc đời bà cũng không thể nào quên được.
Năm nay bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn khỏe lắm. Đôi mắt tinh nhanh ấy vẫn có thể nhìn được từng lỗ kim nhỏ, vẫn có thể khâu đan áo đan khăn. Bà vẫn còn lắm mỗi lần tôi sang nhà bà chơi chỉ nghe tiếng bước chân là bà đã biết là tôi rồi. Bà quý tôi lắm, chẳng thế mà mỗi lần sang, tôi đều được bà dành cho những quả táo quả cam tươi ngon nhất. Hàng xóm ai cũng thương bà, bà chỉ có một anh con trai duy nhất, ngày đất nước kháng chiến xóm làng thương bà bao bà đừng cho anh đi, nhưng vì tổ quốc vẫy gọi, bà vẫn khuyến khích anh lên đường kháng chiến và rồi ngày kháng chiến thắng lợi miền nam hoàn toàn được giải phóng thì cũng là lúc bà nghe tin anh không trở về. Bà đau khổ dằn vặt cô đơn và một tâm nguyện cuối cùng là nhận được hài cốt của anh. Nhưng chiến trường ác liệt đồng đội anh không thể tìm thấy hài cốt của anh. Những năm tháng sau đó bà không ngừng đi tìm kiềm hài cốt anh, và rồi trời cũng không phụ lòng người cuối cùng bà cũng tìm thấy anh, gánh nặng trong lòng vơi bớt đi phần nào.
Hàng xóm ai cũng thương bà lắm thương bà thui thủi một mình không con cháu. Bọn trẻ con chúng tôi ai cũng yêu bà lắm. Cả xóm ai cũng quý bà lắm. bác lúc nào cũng nói năng nhẹ nhàng ôn hòa với mọi người chẳng thế mà bao nhiêu cuộc cãi vã lớn nhỏ chỉ cần có bà ra khuyên giải là đều giải quyết được hết thảy. Bà không giàu có gì nhưng bà luôn quan tâm chăm lo cho học tập của chúng tôi, đứa nào trong xóm mà được giấy khen cuối năm là bà lại có thưởng vì thế nên lũ trẻ chúng tôi ai nấy đều quý bà.
Mỗi khi đến những ngày thương binh hay ngày bà mẹ Việt Nam anh hùng nhà bà đông lắm người ra người nào nườm nượp, chính quyền địa phương đều đều quan tâm thăm hỏi động viên bà. Bà đã được trao bằng khen bà mẹ Việt Nam anh hùng Với riêng tôi bà không những là một người bà mà còn là một người mẹ nữa. bà luôn quan tâm chăm sóc động viên khuyến khích tôi học hành cho tốt.
Những hôm rảnh rỗi tôi thường sang giúp bà nhặt rau giặt quần áo trò chuyện với bà cho bà nguôi nỗi cô đơn. Những lúc nhớ anh bà còn kể cho tôi những câu chuyện về anh, những bức thư anh đa gửi cho bà và tôi càng xúc động hơn khi biết anh chính là người tự nguyện ôm bom ba càng nhảy vào xe tăng địch. Tôi nghẹn ngào, những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi thương bà thương anh và tôi thầm nghĩ cái lòng dũng cảm gan dạ của anh phải chăng cũng là cái sự kiên cường mạnh mẽ trong con người bà.
Chính những người con như bác mà chúng tôi đã có được hòa bình ngày hôm nay. Tôi thầm biết ơn anh biết ơn bà và hầm hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng anh và bà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×