Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chứng minh Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục, văn hóa của cả nước

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
287
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/04/2019 20:43:11

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế.Thừa Thiên Huế thực sự là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và trở thành Trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước.

Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế (ngày nay) đã từng là địa bàn cư trí của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vô giá. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, Thừa Thiên Huế tự hào gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, bao gồm cả hệ thống di sản văn hóa vật thể với gần 1.000 di tích, địa điểm di tích lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích tôn giáo. Trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; mới đây, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu.

Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục như: Làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, Đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới...Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.

Bên cạnh các di sản vật thể, Thừa Thiên Huế là nơi tập trung các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng với các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí, mỹ thuật, ẩm thực, phong tục tập quán. Nhã nhạc Việt Nam - Âm nhạc cung đình Triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã và đang được gìn giữ và phát huy giá trị. Trong những năm gần đây, các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển, đưa vào khai thác để phát triển du lịch.

Thừa Thiên Huế được tôn vinh là thành phố của lễ hội, thành phố Festival của Việt Nam với trên 500 lễ hội, bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại từ bao đời nay và gắn liền với những giá trị văn hóa của mỗi vùng đất. Đó là nguồn tài nguyên nuôi dưỡng và tài bồi từ bao giai đoạn lịch sử, nay đang tiếp tục được “hâm nóng”, phục hồi, khai thác và phát huy giá trị.

Hiện nay có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy. Tiêu biểu như Lễ hội cung đình Huế (Lễ tế Nam Giao, Lễ tế Đàn Xã Tắc, Lễ Truyền Lô, Lễ tế Văn Miếu...) và các Lễ hội văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo như Lễ Phật Đản, Lễ hội Điện Huệ Nam, Lễ hội Quán Thế Âm...); lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, đu tiên Phong Hiền, Lễ hội Làng Chuồn, Lễ hội đua ghe, lễ hội thả diều...) và nhiều lễ hội khác như Lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa Thể thao đồng bào các dân tộc miền núi, Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển, Lễ hội Thuận An biển gọi.

Đặc biệt, quy mô và ấn tượng nhất là lễ hội Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn và Festival Nghề truyền thống 2 năm một lần vào các năm lẻ với những chuỗi hoạt động văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc gắn kết với hoạt động giao lưu văn hóa quốc sôi động, đa dạng, phong phú đã được trình diễn trong các kỳ Festival đã góp phần nâng cao vị thế văn hóa Huế trong nước và quốc tế.

Hiện nay, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được đẩy mạnh. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, Quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh... được giữ gìn, tôn tạo. Các loại hình nghệ thuật: Cung đình, dân gian, truyền thống được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy giá trị. Có thể khẳng định rằng, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc; di sản Huế đang được bảo tồn rất tốt bởi những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Be'ss Si ĐA
17/04/2019 20:47:39

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế.Thừa Thiên Huế thực sự là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và trở thành Trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước.

Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế (ngày nay) đã từng là địa bàn cư trí của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vô giá. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, Thừa Thiên Huế tự hào gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, bao gồm cả hệ thống di sản văn hóa vật thể với gần 1.000 di tích, địa điểm di tích lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích tôn giáo. Trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; mới đây, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu.

Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục như: Làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, Đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới...Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.

Bên cạnh các di sản vật thể, Thừa Thiên Huế là nơi tập trung các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng với các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí, mỹ thuật, ẩm thực, phong tục tập quán. Nhã nhạc Việt Nam - Âm nhạc cung đình Triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã và đang được gìn giữ và phát huy giá trị. Trong những năm gần đây, các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển, đưa vào khai thác để phát triển du lịch.

Thừa Thiên Huế được tôn vinh là thành phố của lễ hội, thành phố Festival của Việt Nam với trên 500 lễ hội, bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại từ bao đời nay và gắn liền với những giá trị văn hóa của mỗi vùng đất. Đó là nguồn tài nguyên nuôi dưỡng và tài bồi từ bao giai đoạn lịch sử, nay đang tiếp tục được “hâm nóng”, phục hồi, khai thác và phát huy giá trị.

Hiện nay có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy. Tiêu biểu như Lễ hội cung đình Huế (Lễ tế Nam Giao, Lễ tế Đàn Xã Tắc, Lễ Truyền Lô, Lễ tế Văn Miếu...) và các Lễ hội văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo như Lễ Phật Đản, Lễ hội Điện Huệ Nam, Lễ hội Quán Thế Âm...); lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, đu tiên Phong Hiền, Lễ hội Làng Chuồn, Lễ hội đua ghe, lễ hội thả diều...) và nhiều lễ hội khác như Lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa Thể thao đồng bào các dân tộc miền núi, Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển, Lễ hội Thuận An biển gọi.

Đặc biệt, quy mô và ấn tượng nhất là lễ hội Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn và Festival Nghề truyền thống 2 năm một lần vào các năm lẻ với những chuỗi hoạt động văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc gắn kết với hoạt động giao lưu văn hóa quốc sôi động, đa dạng, phong phú đã được trình diễn trong các kỳ Festival đã góp phần nâng cao vị thế văn hóa Huế trong nước và quốc tế.

Hiện nay, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được đẩy mạnh. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, Quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh... được giữ gìn, tôn tạo. Các loại hình nghệ thuật: Cung đình, dân gian, truyền thống được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy giá trị. Có thể khẳng định rằng, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc; di sản Huế đang được bảo tồn rất tốt bởi những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×