Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta hiện nay

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
608
1
1
doan man
16/12/2018 12:51:56
Câu 2
* Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dung.
- Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007.
* Thách thức:
- Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng: Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.
- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề phát trển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước (đặc biệt hàng Trung Quốc).
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt –Mĩ, gia nhập WTO…cũng đem lại nhiều thách thức lớn cho Việt Nam:
+ Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế.
+ Chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường kinh tế thế giới và khu vực.
=> Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vân Cốc
16/12/2018 13:00:24
câu 5:
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững các ngành kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển.
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
+ Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
+ Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
+ Hình thành các cơ sở chế biến thủy sản giúp nâng cao giá trị thủy sản, tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
- Du lịch biển:
+ Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
+ Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Giao thông vận tải biển:
+ Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
+ Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
- Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
+ Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
+ Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
1
0
Vân Cốc
16/12/2018 13:01:16
câu 1:
Số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta:
* Số dân: năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 thế giới.
* Tình hình gia tăng dân số của nước ta:
- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động
+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).
Đây là thời kì “bùng nổ dân số” ở nước ta.
+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần nhờ kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (từ 3,9% xuống 1,4%).
1
0
Vân Cốc
16/12/2018 13:03:12
câu 4:
Sự khác biệt giữa 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc:
* Điều kiện tự nhiên:
- Vùng Đông Bắc:
+ Địa hình thấp hơn, chủ yếu núi thấp và trung bình.
+ Địa hình hướng vòng cung (5 cánh cung).
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
- Vùng Tây Bắc:
+ Địa hình núi cao hiểm trở và đồ sộ nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi pang cao 3143m).
+ Địa hình hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.
* Thế mạnh kinh tế:
- Vùng Đông Bắc:
+ Khai thác khoáng sản (khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước).
+ Phát triển nhiệt điện chạy bằng than (Uông Bí, Na Dương..).
+ Trồng rừng; phát triển đa dạng cây công nghiêp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái và du lịch biển.
+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản (vùng biển Quảng Ninh).
- Vùng Tây Bắc:
+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La)
+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cây chè).
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
1
0
Vân Cốc
16/12/2018 13:06:20
câu 2:
MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA LÀ:
* Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dung.
- Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007.
* Thách thức:
- Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng: Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.
- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước (đặc biệt hàng Trung Quốc).
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt –Mĩ, gia nhập WTO…cũng đem lại nhiều thách thức lớn cho Việt Nam:
+ Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế.
+ Chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường kinh tế thế giới và khu vực.
=> Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×