Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiện nay, đã số các bạn trẻ không tin vào ngoại hình nghệ thuật như: Tuồng, dân ca ... Hãy nên suy nghĩ của em về vấn đề trên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
5.079
21
8
Trần Thị Huyền Trang
17/12/2017 18:42:23
Hiện nay các bản trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc, điều đó là một điều rất đáng buồn nhưng chúng ta cũng không thể trách các bạn ấy được. Vì hiện tại các loại hình giải trí và dịch vụ mới luôn luôn được quảng bá và khai thác một cách triệt để, sân chơi cho các loại hình nghệ thuật dân tộc ngày càng thu hẹp. Đây là một vấn đề của xã hội khi mà một bên người ta luôn luôn cố gắng làm cho các bạn trẻ đến với các loại hình dân tộc, còn bên kia thì luôn luôn tung ra những hấp dẫn mới lạ. Việc xã hội cần làm bây giờ không phải là nên định hướng đúng cho các bạn trẻ để họ đến với các loại hình nghệ thuật dân tộc nhưng không lạc hậu so với thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
6
Quỳnh Anh Đỗ
17/12/2017 19:10:52

Bây giờ mình thấy thị hiếu của giới trẻ Việt Nam đang dần xa rời các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc. Không chỉ có cải lương mà ngay cả chèo, tuồng, bài chòi, múa rối nước... đã trở nên xa lạ và giống như không hợp khẩu vị với nhu cầu thưởng thức của giới trẻ.

Các hình thức giải trí cũng như nhiều loại hình nghệ thuật mới từ phương Tây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ hơn là các loại hình sân khấu dân gian. Như một sự gắng gượng, các buổi phát sóng và lưu diễn của chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… chỉ nhận được sự quan tâm theo dõi của rất ít người.

Và, nếu như chúng ta làm một cuộc điều tra khảo sát nhanh (ngay cả bằng mắt), sẽ thấy trong số ít những người theo dõi ấy, chủ yếu là thuộc thế hệ tiền bối, những người sẵn trong lòng có đam mê và đeo đuổi vì nghệ thuật, ngoài ra còn một số ít là các vị khách nước ngoài đến Việt Nam, mới thật sự thưởng thức các chương trình nghệ thuật sân khấu dân gian.

Nếu được nói lên một kỳ vọng nào đó cho Việt Nam trong 20 năm tới, mình chỉ có một mong muốn là các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc Việt Nam sẽ được sống lại với một vẻ đẹp mới và hiện đại hơn.

Thực trạng bây giờ nếu đại đa số bạn trẻ vẫn tiếp tục thờ ơ, lãng quên hoặc chối bỏ các loại hình sân khấu dân gian thì trong một tương lai gần, rất gần thôi, cái chết của một nhánh cây nghệ thuật sẽ là niềm nuối tiếc cho cả dân tộc Việt Nam.

Và rồi dù có muốn vực dậy các loại hình sân khấu đó đi chăng nữa thì chỉ còn là một quá khứ vàng son để tưởng nhớ.

Hoặc nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong tạp văn Người Quảng đi ăn mì quảng, khi đoàn cải lương không còn những giọng ca hay thì họ đành phải “gối đầu mỗi đêm” để mơ về dĩ vãng?

Đó là nỗi lòng và cũng là mong ước của mình muốn được giãi bày cùng với cậu.

Trích thư trả lời của một người bạn đến một người bạn, nên…

Thật sự nỗi lòng của cậu mình tin chắc rằng không chỉ có cậu mà còn nhiều người khác nữa cũng vô cùng lo lắng về vấn đề này. Quan tâm đến bản sắc văn hóa Việt qua con đường nghệ thuật luôn là đề tài cấp thiết được cả Nhà nước và người dân quan tâm.

Tất nhiên, phần lớn giới trẻ Việt Nam ta hiện nay chủ yếu là thích hưởng thụ, muốn được thỏa mãn những nhu cầu về nghệ thuật, về giải trí hơn là nghĩ đến việc chính mình sẽ là người cống hiến tài năng cho nghệ thuật.

Đặc biệt với các loại hình sân khấu dân gian, trong suy nghĩ của các bạn ấy nó như là một loại hình nghệ thuật khó tiếp cận. Họ chỉ có thể thưởng thức để biết thêm về một loại hình nghệ thuật sân khấu chứ ít ai sau khi xem xong một vở diễn, một trích đoạn lại có mong muốn mình rồi cũng là một diễn viên hát chèo, hát bội, hát cải lương hay nghệ nhân điều khiển con rối…

Mình có vài ý tưởng và tin rằng có thể giúp công cuộc làm sống lại các loại hình sân khấu dân gian.

Nhà trường là nơi giúp con người lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng cần thiết cho xã hội. Mình sẽ chọn nhà trường làm nơi giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ những kiến thức về các loại hình sân khấu dân gian. Sẽ tuyệt biết mấy nếu chúng ta có thể khai thác, đầu tư và tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện việc truyền đạt kiến thức về các loại hình sân khấu dân gian cho các bạn trẻ.

Ở cấp tiểu học, có thể tổ chức cho các em xem những buổi biểu diễn về một loại hình sân khấu dân gian nào đó trong những dịp tổ chức văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, hoặc có thể tổ chức theo định kỳ (mỗi tháng, mỗi kỳ học, mỗi năm học)... Có thể tổ chức cho các em những đợt đi thăm và tìm hiểu về các loại hình sân khấu dân gian tại các nhà hát, nhà lưu diễn, đoàn văn nghệ, trường sân khấu nghệ thuật.

Đối với hai cấp là THCS và THPT, các em học sinh trong hai cấp học này về cơ bản đã trưởng thành trong suy nghĩ và kỹ năng sống; vậy nên có thể mở lớp dạy học các môn học về nghệ thuật sân khấu dân gian song song với việc học các môn học chính để các em có điều kiện tìm hiểu thêm về các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của dân tộc.

Hiện nay để thanh toán tiền một cách thuận tiện và nhanh gọn, mọi người sử dụng thẻ tín dụng rất nhiều. Chúng ta có thể in một bên mặt của thẻ tín dụng những thông tin và hình ảnh về các loại hình sân khấu dân gian của Việt Nam.

Như vậy, phần lớn mọi người khi sử dụng thẻ tín dụng cũng sẽ thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những thông tin và hình ảnh được in trên thẻ.

Có thể xem đây là một trong những cách góp phần thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc của người Việt ta trong đời sống hằng ngày.

Chương trình giải trí truyền hình bây giờ có nhiều chương trình như Đồ Rê Mí, Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc, Thử thách cùng bước nhảy… được tổ chức và dàn dựng với mong muốn tạo ra những sân chơi hấp dẫn cho những người có đủ tài năng và bản lĩnh.

Vậy thì tương lai chúng ta nếu muốn phát triển niềm đam mê các loại hình nghệ thuật sân khấu cho giới trẻ cũng nên tổ chức các chương trình như vậy: biểu diễn các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc để vừa tạo ra một sân chơi, vừa thu hút và phát triển tài năng của các bạn trẻ hoặc các nghệ sĩ không chuyên trên cả nước.

Nếu Việt Nam trong 20 năm tới có thể làm được những đều trên thì chắc chắn nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam sẽ có một cuộc lột xác đầy ngoạn mục.

Mục tiêu của sự lột xác này tất nhiên phải hướng đến việc sáng tạo phần xác của các loại hình sân khấu dân gian để phù hợp với thị hiếu cũng như nhu cầu thẩm mỹ của giới trẻ; quan trọng nhất là có thể giữ được phần hồn là cái tinh túy, cái đã làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Mình tin rằng Việt Nam trong 20 năm tới sẽ là một quốc gia có khả năng thu hút bạn bè quốc tế đến Việt Nam chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật sân khấu dân gian Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo