Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiện nay tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra nhiều nơi, theo em nguyên nhân do đâu? Em hãy nêu một số biện pháp để hạn chế tình trạng này?

Nhanh lên nha mik cần gấp lắm mai thi hk1 rồi hihi
5 trả lời
Hỏi chi tiết
286
1
1
Ngọc Trâm
24/12/2018 15:29:10
*Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, trong đó có thể chia thành nguyên nhân chủ quan và khách quan dưới đây.
Về nguyên nhân chủ quan. Theo phân tích của những chuyên gia tâm lý thì độ tuổi từ 12 – 17 là giai đoạn có những chuyển biến về tâm lý. Đây là giai đoạn hình thành nhân cách con người, tâm lý không ổn định và cái tối quá nhân quá cao. Bên cạnh đó, sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách và thiếu khả năng ứng xử cũng như sự non nớt về bản thân trong kỹ năng sống, sự sai lệch quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động.
Nguyên nhân khách quan là do sự thiếu quan tâm của gia đình. Hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh đều bận tâm vào công việc và kiếm tiền mà lơ là trong việc chăm sóc, giáo dục và định hướng con cái. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình còn xuất hiện tình trạng bạo lực ngay trong nhà mình. Chẳng hạn chồng đánh vợ, cha đánh con vô hình chung đã gieo rắc vào đầu trẻ sự tổn thương tâm hồn cũng như mầm mống bạo lực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
mỹ hoa
24/12/2018 15:29:41
nguyên nhân:
- là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi, giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách )
-do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa , đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ , hậu học văn”. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
-Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam. Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, những vụ bạo hạnh gia đình
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh , sách báo,game bạo lực , đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng..)
biện pháp khắc phục:
-Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.
-tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập
-Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
-Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.....
1
0
Ngọc Trâm
24/12/2018 15:30:16
* Để khắc phục tình trạng bạo lực học đường, cần có sự kết hợp của bản thân các em cũng như gia đình, nhà trường và xã hội.
Bản thân học sinh, sinh viên cần nâng cao nhận thức và ý thức về bạo lực học đường, những hành động và hậu quả hậy quả của hành động bạo lực đó. Đặc biệt, với những học sinh có cá tính mạnh, cần khoanh vùng và phối hợp cùng gia đình và nhà trường để uốn nắn. Có thể động viên các em tham gia những phong trào của lớp, tạo sân chơi và tránh phân biệt đối xử, tránh sự thờ ơ, vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực học đường.
Thứ hai là giải pháp từ phía gia đình. Cần nhìn nhận lại cách giáo dục con cái của một bộ phận gia đình. Hầu hết các gia đình đều chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì và cách ứng xử của các em với bạn bè.
Những thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con, không nên tạo cho con một cái vỏ bọc quá cứng nhắc. Điều này sẽ tạp tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hưởng thụ. Đồng thời, cũng cần có thái độ phê phàn, lên án những hành vi thô bạo và có biện pháp xử lý.
Về phía nhà trường, cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng nhưchính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh.Những cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể cần nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò của mình trong phòng chống bạo lực học đường
0
0
Vương Kiều Gia ...
27/12/2018 12:25:41
Nguyên nhân không hiểu nhau, bị bạn bè lôi kéo, thích chứng tỏ mình, không kiềm chế bản thân
Khắc phục tôn trọng mọi người, lắng nghe, thông cảm, suy nghĩ
1
0
duc-anh.le17
06/08/2020 10:25:56
+1đ tặng
Để khắc phục tình trạng bạo lực học đường, cần có sự kết hợp của bản thân các em cũng như gia đình, nhà trường và xã hội.
Bản thân học sinh, sinh viên cần nâng cao nhận thức và ý thức về bạo lực học đường, những hành động và hậu quả hậy quả của hành động bạo lực đó. Đặc biệt, với những học sinh có cá tính mạnh, cần khoanh vùng và phối hợp cùng gia đình và nhà trường để uốn nắn. Có thể động viên các em tham gia những phong trào của lớp, tạo sân chơi và tránh phân biệt đối xử, tránh sự thờ ơ, vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực học đường.
Thứ hai là giải pháp từ phía gia đình. Cần nhìn nhận lại cách giáo dục con cái của một bộ phận gia đình. Hầu hết các gia đình đều chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì và cách ứng xử của các em với bạn bè.
Những thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con, không nên tạo cho con một cái vỏ bọc quá cứng nhắc. Điều này sẽ tạp tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hưởng thụ. Đồng thời, cũng cần có thái độ phê phàn, lên án những hành vi thô bạo và có biện pháp xử lý.
Về phía nhà trường, cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng nhưchính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh.Những cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể cần nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò của mình trong phòng chống bạo lực học đường

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo