LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiện tượng ưu thế lai. Cơ sở di truyền các hiện tượng ưu thế lai. Muốn duy trì ưu thế lai đúng phương pháp là gì? Phân biệt đặc điểm hình thái của sinh vật ưa sáng và thực vật ưa tối?

Câu 1: Hiện tượng ưu thế lai. Cơ sở di truyền các hiện tượng ưu thế lai. Muốn duy trì ưu thế lai đúng phương pháp là gì?
Câu 2: Phân biệt đặc điểm hình thái của sinh vật ưu sáng và thực vật ưu tối
Câu 3: Sinh vật hằng nhiệt? Sinh vật biến nhiệt? Cho vd
Câu 4: Đặc điểm mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài.
Câu 5: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là mối quan hệ gì? Trong điều nào thì hiện tự tỉa diễn ra mạnh mẽ                                                                                                                                                                                  
Câu 6: So sánh đặc điểm quần thể sinh vật và quần xã sinh vật                                                                              
Câu 7: Quần thể người có đặc điểm giống và khác quần thể sinh vật khác? Tăng dân số và sự phát triển xh
Câu 8: Thế nào là hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Cho vd

5 trả lời
Hỏi chi tiết
342
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
13/03/2019 20:45:02
3.
- Sinh vật biến nhiệt : bị chịu ảnh hưỡng cua nhiệt độ môi trường
Vd: thằn làn, rắn, giun, ếch, cá....
- Sinh vật hằng nhiệt: ko bị chịu ảnh hưỡng của nhiệt độ môi trường
Vd: chó, mèo, dê, chim, hổ, báo,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Diệp Băng Dao
13/03/2019 20:45:07
Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình, giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biết có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.
Ví dụ: lai một dòng thuần mang hai gen trội lai với dòng thuần mâng 1 gen trội sẽ được con lai F1 mang 3 gen trội.
Sơ đồ: P: AabbCC x aaBBcc → F1: AaBbCc
Trong các thế hệ sau, qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn là gen tật bệnh, nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua các thế hệ, có thể gây chết làm ưu thê lai giảm.
Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính.
1
0
Lenh Lam
13/03/2019 20:45:35
Câu 1: Hiện tượng ưu thế lai. Cơ sở di truyền các hiện tượng ưu thế lai. Muốn duy trì ưu thế lai đúng phương pháp là gì?
* Hiện tượng ưu thế lai:
-là hiện tượng cơ thể lai F1 khỏe hơn sinh trưởng nhanh phát triển mạnh chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn giữa trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn 2 dạng bố mẹ
* Cơ sở di truyền các hiện tượng ưu thế lai: Sự tập chung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là nguyên nhân có hiện tượng ưu thế lai
* Muốn duy trì ưu thế lai đúng phương pháp là gì
- Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, triết, ghép, vi nhân giống…).
Câu 2: Phân biệt đặc điểm hình thái của sinh vật ưu sáng và thực vật ưu tối
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
-Phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh nhạt
-Phiến lá lớn, màu xanh sẫm
-Lá có tầng cu tin dày, mỏ giậu phát triển
-Lá có mỏ giậu kém phát triển
-Thân cây thấp, số cành nhiều(khi mọc riêng lẽ), thân cao, thẳng, cành tập chung ở ngọn
-Chiều cao thân bị hạn chế
Câu 3: Sinh vật hằng nhiệt? Sinh vật biến nhiệt? Cho vd
* Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
-vd: chó, mèo, dê, chim, hổ, báo,...
* Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
-vd: thằn làn, rắn, giun, ếch, cá....
Câu 4: Đặc điểm mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài.
 
Câu 5: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là mối quan hệ gì? Trong điều nào thì hiện tự tỉa diễn ra mạnh mẽ *Tự tỉa ở thực vật là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng , dẫn đến những cá thể yếu không có khả năng cạnh tranh sẽ bị chết và bị tỉa .Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
* Trong điều nào thì hiện tự tỉa diễn ra mạnh mẽ: thuộc quan hệ cạnh tranh
Câu 6: So sánh đặc điểm quần thể sinh vật và quần xã sinh vật *Giống nhau: + Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối. + Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh. + Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh. *Khác nhau:
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.
+độ đa dạng thấp
+MQH giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là qh dinh dưỡng
+Mức độ phân bố hẹp
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn
định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì. + Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.
+Độ đa dạng cao
+MQH giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là qh sinh sản và di truyền
+Mức độ phân bố rộng
Câu 7: Quần thể người có đặc điểm giống và khác quần thể sinh vật khác? Tăng dân số và sự phát triển xh
a) Giống nhau:
- Đều là sinh vật sống thành quần thể.
- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thế như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuồi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường...
- Đều bị biến động số lượng theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất.
- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.
b) Khác nhau:
-Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác. Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng đặc trưng kt-xh mà quần theernsinh vật khác không có. Do con người có lao động và tư duy có khả năng tự điều chỉnh các đắcinh thái trong thái trong quần thể đồng thời cải tạo thiên nhiên
 
Câu 8: Thế nào là hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Cho vd
* Hệ sinh thái:
-Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của mt tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm:
+Thành phần vô sinh như: đất, đá, ..
+Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật và động vật ăn thịt
+Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm, …
* Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
- Chuỗi thức ăn là dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mất xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mất xích đứng sau tiêu thụ
Vd: cây ngô--> sâu ăn lá ngô--> rắn hổ mang
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
Vd: lá -->mối--> nhện
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
13/03/2019 20:45:43
2.
Thực vật ưa sáng
  • Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
  • Lá có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển.
  • Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).
  • Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
  • Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Thực vật ưa bóng
  • Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
  • Lá có mô giậu kém phát triển.
  • Chiều cao thân bị hạn chế.
  • Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
  • Điều tiết thoát hơi nước kém.
0
0
Diệp Băng Dao
13/03/2019 20:48:13
6.
1/ Giống nhau:
+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.
+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.
+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.
2/ Khác nhau:
Quần thể sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.
Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗtrợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổnđịnh hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư