CHA CON NGHĨA NẶNG
Hồ Biểu Chánh I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở xã Bình Thành huyện Kiến Hoà, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Kiên Giang). Trong gần 50 năm cầm bút cần mẫn sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại một số lượng sáng tác khá lớn. Ông thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Một số tác phẩm tuy còn hạn chế về mặt tư tưởng nhưng nhìn chung ông đã đóng góp công sức tích cực vào việc hình thành thể loại tiểu thuyết của dân tộc ta trong chặng đường phôi thai đầu tiên.
Cha con nghĩa nặng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm viết về cảnh ngộ bất hạnh của gia đình một người nông dân tên là Trần văn Sửu. Do vô tình phạm tội giết vợ Trần Văn Sửu đã phải bỏ trốn, để lại hai đứa con thơ là Quyên và Tí cho bố vợ là hương thị Tào nuôi. Thằng Tí và con Quyên đều được mọi người thương yêu. Sống vất vả cực nhọc nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu không nguôi nhớ về các con. Và anh trở về vào đúng lúc các con đang chuẩn bị xây dựng gia đình. Đoạn trích kể về cuộc trở về này.
Đoạn trích thể hiện những nét tiêu biểu về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm :
+ Tình huống truyện có mâu thuẫn từ đó thể hiện được tình cảm của các nhân vật: Trần Văn Sửu trở về thăm con sau hơn mười năm tha hương nhưng lại phải đứng trước những lựa chọn quan trọng. Tình cha con được thể hiện rất xúc động.
+ Ngôn ngữ, cung cách kể chuyện, lối diễn đạt “nôm na bình dân” nhiều lúc có phần rườm rà nhưng lại thể hiện thể hiện chất đặc sắc Nam Bộ.
+ Các nhân vật trong Cha con nghĩa nặng hiện ra như những tính cách Nam Bộ, là sản phẩm của sự lịch lãm Nam Bộ song cũng không vì thế mà chỉ sống được trong thị hiếu Nam Bộ.
Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phản ánh một cách sinh động đời sống của người dân Nam Bộ. Không khí và chất Nam Bộ thấm đượm trong từng trang viết và làm nên đặc trưng riêng trong văn Hồ Biểu Chánh.
Giá trị nhân đạo của Cha con nghĩa nặng dồn cả vào sự thể hiện cảm động tình nghĩa cha con sâu nặng. Điều đó được thể hiện trong những mâu thuẫn mà nhà văn thể hiện trong đoạn trích.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Có thể chia bài văn thành hai phần:
Phần 1: Cuộc rượt đuổi của hai cha con (từ đầu đến “không nói được một tiếg chi hết”). Sau nhiều năm sống lẩn trốn cực khổ, Trần Văn Sửu cải trang thành người Thổ trở về quê voíư mong muốn tha thiết là được gặp hai con. Nhưng sau khi nghe bố vợ phân tích lợi hại của việc gặp mặt hai con, Trần Văn Sửu phải nén nỗi nhớ mong để ra đi, mong không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con. Ông chào bố vợ và ra đI trong lòng vô cùng đau khổ. Thằng Tí lén nghe được cuộc chuyện trò giữa ông ngoại và cha, anh chạy theo cha. Trần Văn Sửu tưởng người làng đuổi bắt nên cố chạy thật nhanh, Tí thì cố đuổi theo cha. Vì thế cuộc rượt đuổi diễn ra rất gay gắt. Đến cầu Mê Tức mới gặp nhau khi Trần Văn Sửu đang định tự vẫ, chấm dứt những ngày khổ cực. Cha con gặp nhau vô cùng mừng rỡ.
Phần 2: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau hơn mười năm xa cách (phần còn lại). Hai cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Cha muốn bỏ đi xa để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con, con trai không chịu để cha đi, anh sẵn sàng theo để chăm sóc cha dù phải chịu vất vả cực nhọc.
2. Trần Văn Sửu là người hết lòng thương yêu vợ con nhưng vì một phút nốg giận, không thể kiềm chế anh đã vô tình giết chết vợ. Và phải sống lẩn trốn nhiều năm với mục đích duy nhất là gặp lại hai con và mong chúng tha thứ. Nhưng anh lại trở về đúng lúc hai con anh sắp lấy vợ lấy chồng. Ông đã chấp nhận ra đi lặng lẽ, không gặp mặt hai con. Nhưng khi ra đi ông đã rất đau khổ. Ông đã định tự vẫn. Ngồi trên cầu với tâm trạng “sầu não”. Ông yên tâm vì con đã hiểu và không trách mình, mừng vì các con đã được sống hạnh phúc sung sướng. Ông nhớ lại những ngày hạnh phúc và cả khổ đau đã qua. Nhà văn đã dùng hình thức độc thoại nội tâm để thể hiện tâm trạng nhân vật. Đây là một biểu hiện của tính chất hiện đại trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
3. Tí là người con trai có hiếu. Anh đã đuổi theo để giữ cha ở lại. Tí hiểu những khổ cực, thiệt thòi mà người cha đã phải chịu đựng. Nhà văn đã thể hiện rất xúc động tình cảm cha con qua khi xây dựng cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa họ.
Gặp cha, Tí “chạy riết lại nắm tay cha”, “dòm sát mặt”, “ôm cứng trong lòng”. Tí quyết không để cha đi, anh quyếttheo cha để chăm sóc cha “cha đi đâu con theo đó”, “đi theo đặng làm mà nuôi cha..., con phải làm nuôi cha chứ”. .. Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã thể hiện tình nghĩa cha con xúc động. Tờm lòng cao cả, tình yêu vô bờ, đức hi sinh của người cha và tấm lòng thơm thảo hiếu nghĩa của cậu con trai. Hồ Biểu Chánh là nhà văn có mục đích sáng tác rất rõ ràng, sáng tác để giáo dục đạo đức. Hai cha con Trần Văn Sửu là hai trong số những nhân vật thể hiện tư tưởng đạo đức truyền thống theo quan niệm của nhà văn.
4. Nhà văn đã đẩy hai nhân vật vào một tình huống rất khó xử. Và qua cuộc bàn tình, giằng co giữa hai cha con, nhà văn đã diễn tả được một cách xúc động mong muốn sum họp của hai cha con.
Trần Văn Sửu mang tội giết vợ nên phải sống lẩn trốn, việc trở về của anh chắc chắn sẽ làm anh hưởng đến hai con. Vì Quyên và Tí được mọi người thương nên đều chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng. Nừu Trần Văn Sửu xuất hiện và với tiếng giết vợ, hai con ông khó mà có được hạnh phúc trọn vẹn. Ông đã quyết tâm ra đi nhưng lại rất đau khổ và có ý định tự vẫn. Họ đã phải đứng trước những trở ngại rất lớn Cha không thể trở về vì nếu về hàng tổng sẽ bắt, hạnh phúc của các con sẽ bị ảnh hưởng. Con theo cha thì sẽ phải chịu khổ cực và không chăm sóc được ông ngoại. Hai cha con bàn tính ngược xuôi mãi. Cuối cùng cũng đưa ra được quyết định. Đẩy nhân vật vào tình huống khó xử ấy, nhà văn đã thể hiện rất cảm động tình cha con giữa hai người.
5. Tí là một người con có hiếu, một thanh niên tuy còn trẻ nhưng chín chắn và sâu sắc. Anh đã biết cách xử lí tình huống cho trọn nghĩa vẹn tình. Qua nhân vật này nhà văn đã thể hiện quan niệm đạo lí của tác giả, đó là quan niệm về hiếu nghĩa, làm con phải tận hiếu với cha mẹ, phải chăm sóc yêu thương cha mẹ. Hồ Biểu Chánh là nhà văn của những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp.
5. Tí là một người con co hiếu. Anh biết xử xự một cách trọn nghĩa vẹn tình. Vì tấm lòng yêu thương với cha, anh đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng để theo chăm sóc cha, bù đắp lại cho người cha những ngày vất vả khổ cực. Anh là một thanh niên trẻ nhưng suy nghĩ chín chắn. Nhân vật này đã thể hiện quan niệm tốt đẹp về đạo lí làm người, làm con cùng những quan niệm về đạo đức truyền thống của nhà văn. Nhà văn đề cao những giá trị đạo đức truyền thống như chữ trung, chữ hiếu.
6. Ngôn ngữ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh đậm chất Nam Bộ. Ta có thể còn gặp lại lối văn biền ngẫu ở tiểu thuyết của ông. Song, về cơ bản, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã tiến gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, một thứ ngôn ngữ “bình dân” đậm chất Nam Bộ đã thấm sâu vào ngôn ngữ kể chuyện và trở thành văn phong riêng. Như “Trời chạng vạng tối, hương thị Tào với thằng Tí về tới Giồng Ké. Khi quẹo vô sân, hương thị Tào ngó ra ngoài lộ, thì thấy người Thổ đó đi đường ngang, mà còn liếc mắt ngó vô nhà. Ông lấy làm kì, nên đứng lại mà ngó, thì người ấy bươn bả đi tuốt.”. Lớp phương ngữ Nam Bộ mà tác giả sử dụng một mặt tạo ra sắc thái cá thể cho lời kể, mặt khác có tác dụng làm nhạt đi màu sắc “bác học”, để câu chuyện gần gũi hơn với chính hiện thực sản sinh ra nó.