Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể chuyện về Bà mẹ Việt Nam anh hùng

6 trả lời
Hỏi chi tiết
9.347
61
12
Phương Dung
03/10/2017 22:06:54

Ở địa phương em mới xây dựng lên những ngôi nhà tình thương. Những ngôi nhà này dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong làng, và một trong những ngôi nhà đó là dành tặng cho bà Tám, bà là bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Mẹ em kể, khi xưa bà Tám có đến sáu người con trai, nhưng trong chiến tranh cả chồng và sáu người con của bà đều xung phong lên đường chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã dành được hòa bình, độc lập nhưng chồng và các con của bà đã hi sinh cho Tổ Quốc, đã mãi mãi ra đi mà không bao giờ trở về.Nay bà đã hơn chín mươi tuổi rồi nhưng bà Tám vẫn một thân một mình cô đơn trong một ngôi nhà nhỏ, khi mưa nước còn bị dột vào nhà. Hoàn cảnh của bà rất đáng thương.Vì vậy, địa phương em đã xây dựng ngôi nhà tình thương để tặng cho bà, mong cuộc sống của bà đỡ vất vả hơn.

Là một người mẹ rất yêu thương những đứa con của mình, nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, dù rất đau xót nhưng bà Tám vẫn động viên cho những người con và người chồng của mình lên đường đấu tranh, bảo vệ cho nước nhà. Bà là một người mẹ vĩ đại, thương con nhưng bà cũng là một người yêu nước, mong cho đất nước được hòa bình. Bà đã gạt nỗi đau, nỗi thương con để động viên những người con thực hiện nhiệm vụ với Tổ Quốc.Ngày đất nước dành được độc lập, hòa bình, mọi người hân hoan đón những người lính trở về, còn chồng và con của Bà Tám không thể về được nữa. Em chỉ được nghe bà kể lại, hình ảnh bà Tám lặng lẽ khóc trong ngày độc lập rất đáng thương, khiến mọi người ai cũng xót xa, ngậm ngùi theo. Từ đó đến nay một mình bà phải sống với nỗi cô đơn, buồn đau. Cuộc sống của bà cũng rất vất vả, thiếu thốn.

Mỗi năm, cứ vào ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, bà Tám đều đi ra Nghĩa Trang lau xạch những ngôi mộ, thắp hương cắm hoa cho chồng và con mình.Khuôn mặt bà rất buồn, nước mắt cứ lặng lẽ chảy ra làm cho em và đoàn người dâng hương tưởng niệm hôm ấy đều rất xúc động và xót xa.

Chúng ta được sống trong không khí hòa bình như ngày nay không chỉ nhờ sự đấu tranh, hi sinh hết mình của những người chiến sĩ mà còn nhờ sự hi sinh lặng thầm mà ít người biết đến, đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các bà đều là những người phụ nữ tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
38
16
Cra Yon
03/10/2017 22:06:58

Xuất thân trong một gia đình cách mạng truyền thống, mẹ Huỳnh và chồng là ông Nguyễn Văn Phèn tham gia cách mạng từ rất sớm. Mẹ nhiều lần tổ chức nuôi giấu cán bộ tại hầm bí mật của gia đình để hoạt động và còn nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, mẹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ được mẹ che giấu đều an toàn trong vòng vây của địch.

Mẹ Trương Thị Huỳnh nhớ lại: "Hồi đó, chiến tranh ác liệt lắm, bọn biệt kích, lính ngụy lùng sục xóm ấp suốt ngày đêm để tìm diệt Việt Cộng. Nếu ai che giấu mà chúng bắt được bị tra tấn rất dã man, nhưng không ai chịu khuất phục. Mẹ thường bơi xuồng ban đêm tới Vĩnh Long, Vũng Liêm, Minh Đức để mua lương thực, thuốc men cho bộ đội, nguy hiểm cỡ nào mẹ cũng đi và làm tròn trách nhiệm".

Câu chuyện buồn đầu tiên đã đến với mẹ năm 1961. Trong một lần tổ chức đưa bộ đội cắt vòng vây tại khu "Cỏ Bỏ", xã Hòa Hiệp, bị một tay "chiêu hồi" chỉ điểm, người chồng của mẹ và 3 chiến sĩ du kích đã rơi vào ổ phục kích của tiểu đoàn biệt kích ngụy. Cả 4 người đã chiến đấu quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch và anh dũng hy sinh sau khi bắn hết những viên đạn cuối cùng. Điên cuồng lồng lộn, bọn biệt kích đã mang xác 4 người xuống ghe máy bắn thêm nhiều loạt đạn vào thi thể. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn dùng cột chèo đập vỡ sọ 4 chiến sĩ cộng sản cho hả cơn thịnh nộ. "Đau đớn lắm khi hay tin chồng đã anh dũng hy sinh, mẹ nuốt nước mắt vào lòng để nuôi dưỡng 3 đứa con trai với mong muốn chúng sớm lớn lên đi bộ đội trả thù cho ba" - mẹ kể lại.

Tàn độc hơn, bọn biệt kích ngụy không cho các gia đình mang xác người thân về chôn cất, chúng để phơi nắng, phơi sương 2 ngày, 2 đêm tại đồn Ông Đệ để răn đe người dân nơi đây không đi theo cách mạng. Sau đó, bà con dân làng đến đấu tranh quyết liệt, chúng mới chôn qua loa các thi thể những người cộng sản cạnh đồn. Sau ngày miền Nam giải phóng, hài cốt 4 liệt sĩ mới được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Bình.

Sau ngày tang thương ấy, người con trai đầu lòng của mẹ - anh Nguyễn Văn Thảo đã lên đường đi theo cách mạng trả thù cho ba mình. Ban đầu, mẹ lo lắng vì sợ mất con, nhưng khi thấy Thảo khăng khăng đòi theo quân giải phóng, mẹ đồng ý. Tháng 12-1974, trong một trận công đồn, trinh sát Nguyễn Văn Thảo đã hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Một lần nữa mẹ lại khóc thầm lặng lẽ.

Mẹ Huỳnh bộc bạch: "Đất nước có chiến tranh, sự hy sinh cho cách mạng là chuyện thường tình, còn nhiều bà mẹ khác cũng vậy, chỉ mong sao cho quê hương được hòa bình là mẹ mãn nguyện rồi". Năm 1980, người con út mẹ lại tiếp tục tình nguyện gia nhập quân đội và chiến đấu trên chiến trường Campuchia, góp phần giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách diệt chủng của Pôn Pốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, anh đã phục viên và công tác tại tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, mẹ sống cùng người con trai thứ ba và trong vòng tay yêu thương, trân trọng của xóm giềng. Dù còn lắm khó khăn do tuổi cao sức yếu, khi trở trời, trái gió thường hay đau ốm, nhưng mẹ vẫn thường xuyên đi thăm hỏi, động viên, vận động bà con lối xóm tham gia tốt các cuộc vận động an sinh xã hội, như xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới... Năm 2014, mẹ Trương Thị Huỳnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Lúc chia tay, mẹ còn dặn chúng tôi: "Đừng viết nhiều về mẹ, hy sinh cho Đảng, cho dân là niềm hạnh phúc lớn lao". Tấm gương sáng của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trương Thị Huỳnh thật cao quý biết bao.

19
13
Phương Dung
03/10/2017 22:08:13

Xuất thân trong một gia đình cách mạng truyền thống, mẹ Huỳnh và chồng là ông Nguyễn Văn Phèn tham gia cách mạng từ rất sớm. Mẹ nhiều lần tổ chức nuôi giấu cán bộ tại hầm bí mật của gia đình để hoạt động và còn nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, mẹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ được mẹ che giấu đều an toàn trong vòng vây của địch.

Mẹ Trương Thị Huỳnh nhớ lại: "Hồi đó, chiến tranh ác liệt lắm, bọn biệt kích, lính ngụy lùng sục xóm ấp suốt ngày đêm để tìm diệt Việt Cộng. Nếu ai che giấu mà chúng bắt được bị tra tấn rất dã man, nhưng không ai chịu khuất phục. Mẹ thường bơi xuồng ban đêm tới Vĩnh Long, Vũng Liêm, Minh Đức để mua lương thực, thuốc men cho bộ đội, nguy hiểm cỡ nào mẹ cũng đi và làm tròn trách nhiệm".

Câu chuyện buồn đầu tiên đã đến với mẹ năm 1961. Trong một lần tổ chức đưa bộ đội cắt vòng vây tại khu "Cỏ Bỏ", xã Hòa Hiệp, bị một tay "chiêu hồi" chỉ điểm, người chồng của mẹ và 3 chiến sĩ du kích đã rơi vào ổ phục kích của tiểu đoàn biệt kích ngụy. Cả 4 người đã chiến đấu quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch và anh dũng hy sinh sau khi bắn hết những viên đạn cuối cùng. Điên cuồng lồng lộn, bọn biệt kích đã mang xác 4 người xuống ghe máy bắn thêm nhiều loạt đạn vào thi thể. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn dùng cột chèo đập vỡ sọ 4 chiến sĩ cộng sản cho hả cơn thịnh nộ. "Đau đớn lắm khi hay tin chồng đã anh dũng hy sinh, mẹ nuốt nước mắt vào lòng để nuôi dưỡng 3 đứa con trai với mong muốn chúng sớm lớn lên đi bộ đội trả thù cho ba" - mẹ kể lại.

Tàn độc hơn, bọn biệt kích ngụy không cho các gia đình mang xác người thân về chôn cất, chúng để phơi nắng, phơi sương 2 ngày, 2 đêm tại đồn Ông Đệ để răn đe người dân nơi đây không đi theo cách mạng. Sau đó, bà con dân làng đến đấu tranh quyết liệt, chúng mới chôn qua loa các thi thể những người cộng sản cạnh đồn. Sau ngày miền Nam giải phóng, hài cốt 4 liệt sĩ mới được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Bình.

Sau ngày tang thương ấy, người con trai đầu lòng của mẹ - anh Nguyễn Văn Thảo đã lên đường đi theo cách mạng trả thù cho ba mình. Ban đầu, mẹ lo lắng vì sợ mất con, nhưng khi thấy Thảo khăng khăng đòi theo quân giải phóng, mẹ đồng ý. Tháng 12-1974, trong một trận công đồn, trinh sát Nguyễn Văn Thảo đã hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Một lần nữa mẹ lại khóc thầm lặng lẽ.

Mẹ Huỳnh bộc bạch: "Đất nước có chiến tranh, sự hy sinh cho cách mạng là chuyện thường tình, còn nhiều bà mẹ khác cũng vậy, chỉ mong sao cho quê hương được hòa bình là mẹ mãn nguyện rồi". Năm 1980, người con út mẹ lại tiếp tục tình nguyện gia nhập quân đội và chiến đấu trên chiến trường Campuchia, góp phần giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách diệt chủng của Pôn Pốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, anh đã phục viên và công tác tại tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, mẹ sống cùng người con trai thứ ba và trong vòng tay yêu thương, trân trọng của xóm giềng. Dù còn lắm khó khăn do tuổi cao sức yếu, khi trở trời, trái gió thường hay đau ốm, nhưng mẹ vẫn thường xuyên đi thăm hỏi, động viên, vận động bà con lối xóm tham gia tốt các cuộc vận động an sinh xã hội, như xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới... Năm 2014, mẹ Trương Thị Huỳnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Lúc chia tay, mẹ còn dặn chúng tôi: "Đừng viết nhiều về mẹ, hy sinh cho Đảng, cho dân là niềm hạnh phúc lớn lao". Tấm gương sáng của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trương Thị Huỳnh thật cao quý biết bao

14
8
NoName.88532
07/10/2017 12:01:27
hay
7
11
HHG
11/10/2017 19:45:46
( Em Không Biết Làm )
5
6
NoName.94626
18/10/2017 21:29:46

Xuất thân trong một gia đình cách mạng truyền thống, mẹ Huỳnh và chồng là ông Nguyễn Văn Phèn tham gia cách mạng từ rất sớm. Mẹ nhiều lần tổ chức nuôi giấu cán bộ tại hầm bí mật của gia đình để hoạt động và còn nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, mẹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ được mẹ che giấu đều an toàn trong vòng vây của địch.

Mẹ Trương Thị Huỳnh nhớ lại: "Hồi đó, chiến tranh ác liệt lắm, bọn biệt kích, lính ngụy lùng sục xóm ấp suốt ngày đêm để tìm diệt Việt Cộng. Nếu ai che giấu mà chúng bắt được bị tra tấn rất dã man, nhưng không ai chịu khuất phục. Mẹ thường bơi xuồng ban đêm tới Vĩnh Long, Vũng Liêm, Minh Đức để mua lương thực, thuốc men cho bộ đội, nguy hiểm cỡ nào mẹ cũng đi và làm tròn trách nhiệm".

Câu chuyện buồn đầu tiên đã đến với mẹ năm 1961. Trong một lần tổ chức đưa bộ đội cắt vòng vây tại khu "Cỏ Bỏ", xã Hòa Hiệp, bị một tay "chiêu hồi" chỉ điểm, người chồng của mẹ và 3 chiến sĩ du kích đã rơi vào ổ phục kích của tiểu đoàn biệt kích ngụy. Cả 4 người đã chiến đấu quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch và anh dũng hy sinh sau khi bắn hết những viên đạn cuối cùng. Điên cuồng lồng lộn, bọn biệt kích đã mang xác 4 người xuống ghe máy bắn thêm nhiều loạt đạn vào thi thể. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn dùng cột chèo đập vỡ sọ 4 chiến sĩ cộng sản cho hả cơn thịnh nộ. "Đau đớn lắm khi hay tin chồng đã anh dũng hy sinh, mẹ nuốt nước mắt vào lòng để nuôi dưỡng 3 đứa con trai với mong muốn chúng sớm lớn lên đi bộ đội trả thù cho ba" - mẹ kể lại.

Tàn độc hơn, bọn biệt kích ngụy không cho các gia đình mang xác người thân về chôn cất, chúng để phơi nắng, phơi sương 2 ngày, 2 đêm tại đồn Ông Đệ để răn đe người dân nơi đây không đi theo cách mạng. Sau đó, bà con dân làng đến đấu tranh quyết liệt, chúng mới chôn qua loa các thi thể những người cộng sản cạnh đồn. Sau ngày miền Nam giải phóng, hài cốt 4 liệt sĩ mới được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Bình.

Sau ngày tang thương ấy, người con trai đầu lòng của mẹ - anh Nguyễn Văn Thảo đã lên đường đi theo cách mạng trả thù cho ba mình. Ban đầu, mẹ lo lắng vì sợ mất con, nhưng khi thấy Thảo khăng khăng đòi theo quân giải phóng, mẹ đồng ý. Tháng 12-1974, trong một trận công đồn, trinh sát Nguyễn Văn Thảo đã hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Một lần nữa mẹ lại khóc thầm lặng lẽ.

Mẹ Huỳnh bộc bạch: "Đất nước có chiến tranh, sự hy sinh cho cách mạng là chuyện thường tình, còn nhiều bà mẹ khác cũng vậy, chỉ mong sao cho quê hương được hòa bình là mẹ mãn nguyện rồi". Năm 1980, người con út mẹ lại tiếp tục tình nguyện gia nhập quân đội và chiến đấu trên chiến trường Campuchia, góp phần giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách diệt chủng của Pôn Pốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, anh đã phục viên và công tác tại tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, mẹ sống cùng người con trai thứ ba và trong vòng tay yêu thương, trân trọng của xóm giềng. Dù còn lắm khó khăn do tuổi cao sức yếu, khi trở trời, trái gió thường hay đau ốm, nhưng mẹ vẫn thường xuyên đi thăm hỏi, động viên, vận động bà con lối xóm tham gia tốt các cuộc vận động an sinh xã hội, như xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới... Năm 2014, mẹ Trương Thị Huỳnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Lúc chia tay, mẹ còn dặn chúng tôi: "Đừng viết nhiều về mẹ, hy sinh cho Đảng, cho dân là niềm hạnh phúc lớn lao". Tấm gương sáng của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trương Thị Huỳnh thật cao quý biết bao.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo