Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên 5 hoạt động của con người có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tuyệt chủng của các loài động thực vật

1 kể tên 5 hoạt động của con người có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tuyệt chủng của các loài động thực vật
2 tại sao việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại thường ko có hiệu quả lâu dài bằng việc sử dụng thiên địch
3 hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của từng yếu tố nước và ánh sáng lên sự nảy mầm của hạt kết quả thí nghiệm như thế nào thì có thể kết luận được mỗi yếu tố ảnh hưởng hoặc ko ảnh hưởng đến sự nảy mần của hạt
5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.057
0
0
Trinh Le
23/05/2017 01:14:53
Câu 1:
- Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
- Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
- Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
- Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
- Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
- Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
- Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của động vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trinh Le
23/05/2017 01:23:40
Câu 2:
Vì ngoài mặt tích cực của thuốc trừ sâu là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc,… Phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường.
Còn về thiên địch, khi ta sử dụng thiên đích, không những giúp ta tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giúp bảo vệ môi trường và quan trọng nhất là giữ nguyên được sự cân bằng hệ sinh thái lâu dài, không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ sinh thái như thuốc trừ sâu.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/05/2017 07:02:23
Câu 1
Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.

Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/05/2017 07:05:07
2
Các nhà khoa học bộ môn Côn trùng, khoa Nông học thuộc trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội vừa thực hiện thành công quy trình nhân nuôi nhện bắt mồi có sức tấn công nhện trắng và nhện đỏ son, bọ xít bắt mồi có sức tấn công bọ trĩ.

Đây được coi là biện pháp dùng “thiên địch” phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng, bắt đầu được thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng nông sản ở ngoại thành Hà Nội, đồng thời ứng dụng mở rộng trên diện tích đồng đất các tỉnh trong cả nước.So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng “thiên địch” dường như còn mới mẻ và lạ lẫm với bà con nông dân ở nước ta. 

Nhiều kỹ thuật cải tiến đã được áp dụng như IPM, nhà có mái che dần từng bước đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về rau an toàn của người tiêu dùng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thế giới, việc sử dụng các loại thuốc hóa học trong phòng trừ côn trùng, nhện gây hại càng cần được hạn chế tới mức thấp nhất và biện pháp sinh học hoàn toàn phải được coi trọng đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch và ổn định.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/05/2017 08:49:40
3
Để làm được thí nghiệm này, ta phải thiết kế như sau: cho các cốc thí nghiệm đặt ở điều kiện môi trường giống nhau (đủ nước, đủ ánh sáng,...), tuy nhiên mỗi cốc lại có chất lượng hạt giống khác nhau, chẳng hạn như một cốc có chất lượng tốt, một cốc chứa hạt giống bị mốc, lép,..

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư