1. Ý nghĩa của phong trào:
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đay cũng là phong trào có tính cách mạng một cách rõ rệt.
- Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.
- Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.
- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền.
- Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.
2. Nguyên nhân thất bại:
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX do các sĩ phu Nho học tiến bộ khởi xướng. Họ tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng tư sản từ bên ngoài đội vào theo một nhãn quan chính trị bị hạn chế, thiếu hệ thống và thiếu chính xác.
- Cơ sở xã hội của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản ở nước ta còn yếu ớt (giai cấp TS còn yếu cả về thế và lực), chưa đủ sức mạnh tạo thành một cuộc cách mạng xã hội từ bên trong, theo đúng nghĩa của nó.
- Phong trào thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, có tổ chức chặt chẽ, các tôn chỉ mục đích và hướng đi rõ ràng. Do đó phong trào không tránh khỏi tình trạng phân tán, tự phát.
- Trong điều kiện đất nước bị mất độc lập tự do, giai cấp thống trị cùng với chính quyền thực dân sẵn sàng dùng vũ lực để chặn đứng mọi biểu hiện tiến bộ về tư tưởng và hành động hướng tới độc lập, tự do thì phong trào bị thất bại và đàn áp là điều dễ hiểu. Tuy vậy, một cánh cửa khép lại cũng là cơ hội để cánh cửa mới được mở ra...